Điện năng đóng vai trò quan trọng trong đời sống, nhưng cũng tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây hại nếu, không chỉ gây tổn thất về tài sản mà còn đe dọa trực tiếp đến tính mạng con người. Vì vậy, việc hiểu rõ và tuân thủ các quy tắc an toàn điện là điều kiện bắt buộc để bảo vệ bản thân và cộng đồng.
Cùng An Toàn Việt tìm hiểu bài viết dưới đây để hiểu rõ về an toàn điện, cũng như các biện pháp bảo đảm an toàn khi sử dụng điện.
An toàn điện là gì?
An toàn điện là tiêu chuẩn bảo vệ con người khỏi nguy cơ từ điện
An toàn điện là các biện pháp giúp bảo vệ con người và thiết bị khỏi những nguy hiểm do điện gây ra. Điều này bao gồm việc ngăn ngừa điện giật, cháy nổ và rò rỉ điện. An toàn điện đảm bảo rằng mọi thiết bị điện đều được lắp đặt và sử dụng đúng cách, tránh tiếp xúc trực tiếp với điện.
Việc thực hiện các biện pháp an toàn giúp bảo vệ sức khỏe con người, tránh tai nạn và làm tăng độ bền của các thiết bị điện.
Cơ sở pháp lí:
Nghị định số 14/2014/NĐ-CP
Thông tư số 39/2023/TT-BCT
Tiêu chuẩn kỹ thuật và quy chuẩn kỹ thuật quốc gia
Pháp luật đưa ra các quy định trên nhằm đảm bảo an toàn điện, giảm thiểu rủi ro cháy nổ. Người dùng phải tuân thủ quy định về cách lắp đặt, vận hành và sửa chữa thiết bị theo tiêu chuẩn kỹ thuật, đồng thời thực hiện kiểm tra thiết bị điện định kỳ, tham gia các buổi đào tạo về an toàn điện để trang bị kiến thức cho bản thân, gia đình.
Nguyên tắc an toàn điện
Nguyên tắc an toàn điện là các quy tắc cơ bản giúp đảm bảo sự an toàn cho con người khi làm việc với điện và sử dụng các thiết bị điện.
Trước khi sửa chữa, bạn cần ngắt nguồn điện đầu tiên để tránh nguy cơ bị điện giật, tuyệt đối không tiếp xúc trực tiếp với các bộ phận hay dây dẫn nếu nguồn điện vẫn chưa được tắt.
Đảm bảo tuân thủ quy trình an toàn, bạn cần sử dụng các thiết bị bảo vệ như găng tay cách điện, ủng cách điện và các dụng cụ không dẫn điện khi làm việc.
Để chắc chắn, bạn nên kiểm tra các thiết bị điện thường xuyên để đảm bảo chúng hoạt động an toàn, tránh rò rỉ điện.
Yêu cầu chung về an toàn điện
Lắp đặt điện đúng quy cách
Để đảm bảo an toàn, hệ thống điện cần được lắp đặt đúng theo tiêu chuẩn kỹ thuật, tránh để dây điện hở hoặc tiếp xúc với các vật liệu dễ cháy. Bạn nên lựa chọn dây dẫn có lớp cách điện chất lượng, bố trí hợp lý cầu dao và cầu chì tại những vị trí cần thiết, từ đó có thể ngắt điện kịp thời khi có sự cố xảy ra.
Nên tổ chức các buổi đào tạo sử dụng điện đúng cách, ứng phó khẩn cấp cho người sử dụng điện. Đồng thời, kiểm tra định kỳ hệ thống và thiết bị điện để khắc phục sớm những lỗi hỏng hóc, đảm bảo an toàn cho mọi người.
Tiêu chuẩn an toàn điện
Để đảm bảo an toàn điện, có các quy định và tiêu chuẩn kỹ thuật sau:
Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 7447
Tiêu chuẩn quy định các yêu cầu kỹ thuật cho hệ thống điện trong các công trình dân dụng, công nghiệp, bao gồm việc thiết kế, lắp đặt và bảo trì hệ thống điện để tránh rủi ro như quá tải, cháy nổ, rò rỉ điện.
Tiêu chuẩn IEC 60364
Đây là tiêu chuẩn quốc tế về thiết kế, lắp đặt và kiểm tra hệ thống điện. IEC 60364 đảm bảo an toàn cho người sử dụng bằng cách quy định các biện pháp bảo vệ như sử dụng cầu dao, aptomat, các thiết bị bảo vệ điện giật. Ngoài ra, tiêu chuẩn cũng yêu cầu kiểm tra định kỳ, phương pháp phòng ngừa sự cố.
Tiêu chuẩn về thiết bị bảo hộ
Trang bị an toàn ngành điện như mũ bảo hộ, găng tay cách điện, giày cách điện, dây đai an toàn cho thợ điện đều phải đạt tiêu chuẩn an toàn, được làm từ chất liệu cách điện và có khả năng ngăn ngừa dòng điện, bảo vệ người lao động khỏi nguy cơ bị điện giật khi làm việc gần hệ thống điện.
Các yếu tố cần kiểm tra định kỳ để đảm bảo an toàn điện
Để đảm bảo an toàn điện trong môi trường làm việc và sinh hoạt, việc kiểm tra định kỳ các yếu tố liên quan đến hệ thống điện là rất quan trọng.
Khi kiểm tra hệ thống điện, bạn chú ý đến tình trạng của dây dẫn không bị hở, mòn hoặc rò rỉ. Hệ thống nối đất hoạt động hiệu quả để giảm thiểu nguy cơ điện giật. Các thiết bị kết nối điện như cầu dao, aptomat, ổ cắm cần được kiểm tra kỹ lưỡng để đảm bảo chúng hoạt động bình thường.
Ngoài ra, các thiết bị điện gia dụng như máy móc, đèn chiếu sáng, quạt cũng phải kiểm tra định kỳ để loại bỏ nguy cơ cháy nổ. Cuối cùng, bạn tránh để nước, hóa chất hay vật liệu dễ cháy gần các thiết bị điện để loại bỏ nguy cơ cháy nổ.
Các biện pháp an toàn điện
Cần bảo hành thiết bị điện định kì
Để đảm bảo an toàn khi sử dụng điện, việc tuân thủ các biện pháp bảo vệ là rất quan trọng. Dưới đây là 6 biện pháp an toàn cơ bản giúp giảm thiểu các nguy cơ tai nạn điện:
Lắp đặt thiết bị đóng ngắt điện đúng cách
Việc lắp đặt cầu dao, aptomat đúng kỹ thuật và kiểm tra định kỳ giúp bạn có thể ngắt điện kịp thời, bảo vệ người dùng khỏi điện giật và cháy nổ.
Giữ khoảng cách an toàn với nguồn điện
Khi làm việc hoặc di chuyển gần nguồn điện, bạn cần giữ khoảng cách an toàn để tránh tiếp xúc trực tiếp với các bộ phận mang điện. Đặc biệt, không được chạm vào các dây dẫn điện hở.
Tránh sử dụng thiết bị điện khi đang sạc
Nguyên nhân hay dẫn đến cháy nổ dạo gần đây là sử dụng điện thoại khi đang sạc, nó thể dẫn đến quá tải, từ đó gây ra cháy nổ
Sử dụng thiết bị điện chất lượng tốt
Người tiêu dùng không nên ham rẻ, cần đầu tư sử dụng các thiết bị điện có nguồn gốc rõ ràng, đảm bảo chất lượng và đạt tiêu chuẩn an toàn, hạn chế gây ra các sự cố liên quan đến điện.
Trang bị bảo hộ đầy đủ
Khi sửa chữa hệ thống điện, người lao động cần trang bị thiết bị bảo vệ lao động ngành điện như găng tay cách điện, ủng cách điện, các dụng cụ cách điện, có thể tránh được nguy cơ bị điện giật bất ngờ.
Bảo hành thiết bị điện định kỳ
Các thiết bị điện cần được bảo trì định kỳ để đảm bảo luôn hoạt động hiệu quả, an toàn, nếu phát hiện sớm hỏng hóc giúp tránh được nguy cơ gây cháy nổ, rò rỉ điện.
Cách sơ cứu khi bị giật điện
Khi bị giật điện, việc sơ cứu kịp thời có thể cứu sống người bị nạn. Dưới đây là các bước cần thực hiện:
Đầu tiên, bạn phải ngắt nguồn điện ngay lập tức và không được tiếp xúc trực tiếp với người bị giật nếu nguồn điện chưa được ngắt.
Nếu không thể ngắt nguồn điện ngay, dùng vật liệu cách điện như gỗ, nhựa, sợi vải khô để đẩy người bị nạn ra khỏi nguồn điện.
Sau khi người bị giật điện được tách khỏi nguồn điện, kiểm tra nhịp tim và hô hấp. Nếu không có nhịp tim hoặc hô hấp, cần tiến hành hô hấp nhân tạo, ép tim.
Sau khi sơ cứu ban đầu, nhanh chóng gọi xe cấp cứu, nhanh chóng đưa người bị nạn đến bệnh viện gần nhất.
Các thiết bị an toàn điện
Các thiết bị an toàn điện giúp bảo vệ con người và thiết bị khỏi các sự cố liên quan đến điện. Dưới đây là một số thiết bị quan trọng:
Aptomat (CB) là thiết bị tự động ngắt điện khi phát hiện có sự cố như quá tải, rò rỉ điện, giúp bảo vệ hệ thống điện và ngăn ngừa cháy nổ.
Cầu dao điện có tác dụng ngắt nguồn điện khi có sự cố, bảo vệ con người và thiết bị khỏi điện giật.
Hệ thống nối đất giúp dẫn điện dư thừa vào đất, ngăn ngừa nguy cơ bị điện giật khi có sự cố rò rỉ điện.
Dây cách điện là thiết bị cách điện bảo hộ, bảo vệ người sử dụng tránh tiếp xúc trực tiếp với dòng điện, giữ an toàn cho các thiết bị vận hành và bạn cũng yên tâm hơn khi sửa chữa điện.
Thiết bị bảo vệ quá tải và rò rỉ như rơ le, cầu dao chống rò rỉ giúp phát hiện sự cố và ngắt điện kịp thời.
Qua bài viết, An Toàn Việt hy vọng bạn đã trang bị đầy đủ kiến thức về an toàn điện, giúp nâng cao nhận thức và bảo vệ an toàn cho bản thân cũng như gia đình.
Địa chỉ : 340 Hà Huy Giáp, Khu Phố 3B, P. Thạnh Lộc, Quận 12, TP.HCM
Điện thoại: 028 2245 7878 Hotline: 0905 906 186
Email: info@antoanviet.vn Website: antoanviet.vn