Cách Làm Đế Giày Không Kêu Hiệu Quả Tại Nhà (Chỉ 5 Phút)

Giày là một phần quan trọng trong cuộc sống hàng ngày và cũng như trong lúc lao động. Tuy nhiên, một vấn đề sẽ gây khó chịu mà nhiều người có thể sẽ gặp phải đó chính là đế giày kêu khi đi, đặc biệt khi đi trên nền gạch hay sàn nhà bằng gỗ. Tiếng kêu cót két từ đế giày không chỉ làm phiền người sử dụng mà còn gây bất tiện trong các tình huống cần sự yên tĩnh.

Tuy nhiên, đừng lo lắng, ở bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn bạn cách làm đế giày không kêu hiệu quả tại nhà chỉ trong 5 phút. Bạn sẽ biết được nguyên nhân gây ra tiếng kêu cũng như cách làm đế giày không kêu hiệu quả

Nguyên nhân khiến đế giày bị kêu

Trước khi đi vào chi tiết các phương pháp khắc phục tiếng kêu thì chúng ta cần biết được nguyên nhân đế giày kêu. Việc xác định nguyên nhân sẽ giúp dễ dàng hơn trong việc chọn lựa phương pháp sửa chữa hiệu quả.

Ma sát giữa các bộ phận của đế giày (đế ngoài, đế giữa, lót giày)

Một trong những nguyên nhân phổ biến nhất khiến đế giày phát ra tiếng kêu là do ma sát giữa các bộ phận đế giày chẳng hạn như đế ngoài, đế giữa và lót giày.

Nguyên nhân gây ra đế giày kêu - Ma sát giữa các bộ phận của đế giày

Nguyên nhân gây ra đế giày kêu - Ma sát giữa các bộ phận của đế giày

  • Ở phần đế ngoài thì đây là phần tiếp xúc trực tiếp với mặt đất và chịu sự tác động lớn nhất khi di chuyển. Khi đế ngoài bị mòn hoặc thiếu độ bám, ma sát giữa đế ngoài và mặt đất sẽ tăng lên, dẫn đến tiếng kêu khi di chuyển.

  • Còn về phần đế giữa (cấu trúc hỗ trợ sự ổn định và đàn hồi cho giày) và miếng lót giày đôi khi cũng có thể gây tiếng kêu nếu chúng không khớp chặt chẽ hoặc bị mòn, khiến các bộ phận giày cọ xát với nhau khi di chuyển.

Mối liên hệ giữa các bộ phận này là khi các bộ phận của đế giày (đế ngoài, đế giữa, lót giày) không còn kết nối chắc chắn hoặc ma sát giữa chúng tăng cao, tiếng kêu sẽ phát ra. Điều này đặc biệt dễ xảy ra nếu giày đã sử dụng lâu, khiến các bộ phận này bị lỏng lẻo, mòn hoặc bị hư hại.

Giày bị ẩm ướt hoặc dính bụi bẩn

Ngoài ra, còn một nguyên nhân khá dễ thấy nhưng ít người để ý là tình trạng ẩm ướt hoặc dính bụi bẩn. Khi giày bị ướt hoặc bẩn, các bộ phận của đế giày có thể bị trơn trượt hoặc bị bám bẩn gây ra sự cọ xát và tạo ra tiếng đế giày cót két.

Giày bị ẩm ướt có khả năng gây ra tiếng đế kêu cót két

Giày bị ẩm ướt có khả năng gây ra tiếng đế kêu cót két

  • Khi đế giày bị ẩm, chất liệu đế (như là cao su hay da) sẽ mất đi độ bám và ma sát tăng lên. Điều này không chỉ gây khó khăn khi di chuyển mà còn tạo ra tiếng kêu “cót két” hoặc “kẽo kẹt” khi giày tiếp xúc với mặt đất.

  • Bụi bẩn hoặc các mảnh vụn nhỏ bám và đế giày cũng có thể làm tăng ma sát giữa đế giày và mặt đất. Khi bụi hoặc cát bám vào các khe giữa đế và lót giày, nó sẽ tạo thành lớp cọ xát khi di chuyển, tạo ra âm thanh khó chịu.

Giải pháp: Giữ giày luôn khô ráo và sạch sẽ là một yếu tố quan trọng để ngăn chặn hiện tượng này. Việc vệ sinh giày thường xuyên giúp giảm thiểu bụi bẩn bám vào và duy trì độ bám dính của đế giày.

Đế giày bị hở keo hoặc bong tróc

Đế giày bị ở hay bong tróc cũng là một trong những nguyên nhân khiến giày kêu mà nhiều người không nhận ra ngay lập tức. Khi keo dán đế giày bị hở hoặc bong tróc, các bộ phận của đế giày không còn được kết nối chặt chẽ, dẫn đến hiện tượng cọ xát và phát ra tiếng giày kêu khi đi.

Đế giày bị hở keo sẽ dễ dàng gây ra tiếng đế giày kêu

Đế giày bị hở keo sẽ dễ dàng gây ra tiếng đế giày kêu

  • Keo dùng để gắn các bộ phận của đế giày có thể bị hở do sử dụng lâu dài, nhiệt độ cao hoặc tiếp xúc với nước. Khi đế giày bị hở keo, các bộ phận không còn được cố định chắc chắn, khiến chúng có xát với nhau và tạo ra tiếng kêu trong quá trình di chuyển.

  • Nếu giày đã sử dụng lâu, các lớp keo có thể bị bong tróc, đặc biệt là ở các khu vực nối giữa đế ngoài và đế giữa. Lúc này, đế giày sẽ không còn tiếp xúc một các ổn định và các bộ phận sẽ có xu hướng cọ xát, tạo ra tiếng kêu khi bạn di chuyển.

Giải pháp: Kiểm tra đế giày định kỳ và sử dụng keo dán chuyên dụng để dán lại các bộ phận của giày khi phát hiện keo bị hở hoặc bong tróc.

Chất liệu đế giày bị cũ hoặc kém chất lượng

Chất liệu của đế giày có ảnh hưởng trực tiếp đến việc liệu giày có phát ra tiếng kêu hay không. Những đôi giày có đế giày làm từ chất liệu kém chất lượng hoặc đã sử dụng quá lâu sẽ dễ bị mòn và giảm độ đàn hồi dẫn đến tiếng kêu khi di chuyển.

Chất lượng của giày bị cũ

Chất liệu của giày bị cũ

  • Các loại đế giày làm từ cao su rẻ tiền hoặc vật liệu không bền có thể bị mài mòn nhanh chóng. Điều này khiến cho đế giày trở nên cứng và thiếu độ bám dính, dễ gây ra ma sát và tiếng kêu khi di chuyển.

  • Đối với những đôi giày đã qua sử dụng lâu, các bộ phận của đế giày sẽ bị mòn, mất đi độ đàn hồi và khả năng bám dính. Điều này làm tăng ma sát giữa các bộ phận của đế giày dẫn đến đế giày kêu.

Giải pháp: Nếu đế giày của bạn bị mòn hoặc cũ, việc thay thế đế giày mới hoặc bảo dưỡng giày định kỳ sẽ giúp khắc phục vấn đề này.

5 Cách khắc phục đế giày kêu hiệu quả

Đế giày kêu có thể gây phiền toái cho người sử dụng, đặc biệt là trong môi trường cần sự yên tĩnh hoặc khi đi trong những không gian sang trọng. Tuy nhiên, vấn đề này hoàn toàn có thể khắc phục một cách đơn giản và hiệu quả tại nhà. Với 5 cách khắc phục đế giày kêu mà bạn có thể áp dụng chỉ trong vài phút.

Cách khắc phục đế giày kêu - Dùng phấn, dùng keo và phơi khô

Cách khắc phục đế giày kêu - Dùng phấn, dùng keo và phơi khô

Cách 1: Sử dụng phấn rôm hoặc bột talc

Phấn rôm hoặc bột talc là một trong những phương pháp đơn giản và hiệu quả giúp làm giảm tiếng kêu từ giày. Chúng không chỉ làm giảm ma sát mà còn giúp hút ẩm, ngăn ngừa tình trạng giày bị trơn trượt.

Hướng dẫn chi tiết cách rắc phấn rôm vào bên trong giày

1. Mua phấn rôm hoặc bột talc tại các cửa hàng dược phẩm hoặc siêu thị

2. Rắc nhẹ phấn rôm vào bên trong giày, chú ý không để phấn quá nhiều.

3. Xoay giày để phấn rôm phân bố đều vào các bộ phận của đế giày.

4. Đeo giày thử và kiểm tra xem tiếng kêu có còn không.

Phấn rôm hoặc bột talc giúp tạo một lớp bảo vệ mỏng trên bề mặt các bộ phận của đế giày, làm giảm sự ma sát giữa các bộ phận khi di chuyển. Hơn nữa, nó còn giúp hấp thụ độ ẩm, giúp giày luôn khô ráo và ngăn ngừa tình trạng trơn trượt.

Cách 2: Sử dụng keo dán giày

Nếu đế giày của bạn bị hở keo hoặc bong tróc, điều này có thể là nguyên nhân chính gây ra tiếng đế giày kêu. Việc sử dụng keo dán giày để sửa chữa các vết nứt hoặc phần bị bong tróc sẽ giúp đế giày chắc chắn hơn, giảm bớt ma sát và ngăn chặn tiếng kêu.

Các bước để gắn lại đế giày:

1. Kiểm tra các bộ phận của đế giày để xác định các vị trí bị hở keo hoặc bong tróc.Lau sạch khu vực bị rách bằng khăn ẩm.

2. Lựa chọn loại keo dán giày chất lượng cao, phù hợp với chất liệu giày của bạn.

3. Lau sạch khu vực bị rách bằng khăn ẩm.

4. Thoa một lớp keo mỏng lên các vị trí bị hở keo hoặc bong tróc, đảm bảo keo phủ đều và không bị thừa.

5. Ép chặt các bộ phận lại với nhau và để keo khô hoàn toàn theo hướng dẫn của nhà sản xuất.

Chọn loại keo dán giày phù hợp có khả năng chịu nhiệt và chịu lực tốt. Keo dán giày cao su hoặc keo đa năng thường được khuyến khích sử dụng cho các loại giày có đế cao su. Giúp gắn kết các bộ phận của đế giày lại với nhau chắc chắn hơn.

Cách 3: Làm khô giày hoàn toàn

Một nguyên nhân khiến đế giày kêu như đã nêu bên trên đó chính là giày bị ẩm ướt. Khi giày bị ẩm sẽ tạo ra ma sát giữa các bộ phận của đế giày dẫn đến tiếng kêu trong quá trình di chuyển. Việc làm khô giày đúng cách sẽ khắc phục vấn đề này.

Cách làm khô giày:

1. Lấy giày ra khỏi môi trường ẩm ướt và tháo lót giày (nếu có) và dây giày.

2. Phơi giày dưới ánh nắng mặt trời hoặc sử dụng máy sấy tóc để làm khô giày nhanh chóng.

3. Kiểm tra xem giày đã khô hoàn toàn chưa, nếu giày vẫn còn ẩm, hãy tiếp tục phơi hoặc sấy.

Lưu ý khi sử dụng máy sấy tóc hoặc phơi giày dưới ánh nắng mặt trời.

  • Lưu ý khi sử dụng máy sấy tóc: Sử dụng ở nhiệt độ thấp hoặc trung bình để tránh giày bị co lại, da hoặc các chất liệu khác bị hư hại. Bên cạnh đó cần phải đặt máy sấy cách giày ít nhất 15-20cm để tránh làm giày quá nóng. Và đảm bảo rằng sấy khô hoàn toàn từ bên ngoài và bên trong một cách đồng đều.

  • Lưu ý khi phơi giày dưới ánh nắng mặt trời: Tránh ánh nắng trực tiếp quá lâu bởi vì giày có thể bị phai màu hoặc co lại nếu để lâu dưới ánh nắng gắt. Để giày khô nhanh chóng và không bị hư hại thì nên phơi ở nơi thoáng mát, có gió nhẹ. Và cuối cùng là không phơi giày quá gần các nguồn nhiệt mạnh như lò sưởi, bếp hay thiết bị điện.

Cách khắc phục đế giày kêu - Thay lót giày mới và dưỡng ẩm đối với giày da

Cách khắc phục đế giày kêu - Thay lót giày mới và dưỡng ẩm đối với giày da

Cách 4: Sử dụng miếng lót giày mới

Miếng lót giày không chỉ giúp tăng cường độ thoải mái khi mang giày mà còn có tác dụng làm giảm tiếng kêu từ đế giày. Khi miếng lót giày bị mòn hoặc hư hỏng, nó có thể gây ra ma sát và tạo ra âm thanh khó chịu. Việc thay thế miếng lót giày là một giải pháp đơn giản nhưng hiệu quả.

Hướng dẫn cách chọn mua và thay thế miếng lót giày:

1. Chọn mua miếng lót giày chất lượng, có tính năng giảm ma sát và tăng độ bám.

2.  Tháo miếng lót giày cũ ra khỏi giày.

3. Đặt miếng lót mới vào trong giày và điều chỉnh sao cho vừa vặn.

4. Kiểm tra hiệu quả

Lợi ích của việc sử dụng miếng lót giày chất lượng: Miếng lót giày không chỉ giảm tiếng kêu mà còn hỗ trợ bảo vệ đế giày khỏi bị mài mòn, giữ cho giày của bạn bền lâu và giúp bạn đi lại thoải mái hơn.

Cách 5: Sử dụng dầu dưỡng da (đối với giày da)

Nếu bạn đang sở hữu một đôi giày da và gặp phải tình trạng đế giày kêu, sử dụng dầu dưỡng da là một cách rất hiệu quả để làm mềm và giảm ma sát. Dầu dưỡng da không chỉ giúp làm mềm mại mà còn giúp cải thiện độ bám dính của đế giày, ngăn ngừa tiếng kêu.

Hướng dẫn cách thoa dầu dưỡng da lên đế giày.

1.  Mua dầu dưỡng da chất lượng để bảo dưỡng giày da.

2. Làm sạch giày để loại bỏ bụi bẩn và thoa một lớp dầu dưỡng nhẹ lên đế giày, chú ý không để dầu dính vào phần trên của giày.

3. Dùng khăn mềm để lau sạch dầu dư thừa và để giày khô tự nhiên.

Tác dụng của dầu dưỡng da: Dầu dưỡng da giúp làm mềm da, giảm sự cứng và tạo độ mượt mà cho chất liệu, từ đó giảm tiếng kêu khi di chuyển.

Với 5 phương pháp đơn giản trên, bạn hoàn toàn có thể khắc phục đế giày kêu ngay tại nhà mà không cần phải tốn kém chi phí sửa chữa. Tùy vào nguyên nhân gây ra tiếng kêu, bạn có thể lựa chọn phương pháp phù hợp để giúp giày của mình luôn êm ái và không gây phiền phức khi di chuyển.

Lưu ý khi bảo dưỡng giày để tránh bị kêu

Để giày luôn bền đẹp, không bị kêu khi đi và tránh các tình trạng hư hỏng không mong muốn, việc bảo dưỡng giày đúng cách là vô cùng quan trọng. Sau đây là những lưu ý quan trọng khi bảo dưỡng giày để giúp duy trì độ bền, giảm tiếng kêu và giữ giày luôn trong tình trạng tốt nhất.

Bảo dưỡng đế giày kêu

Bảo dưỡng đế giày kêu

- Vệ sinh giày thường xuyên và đúng cách

Việc vệ sinh giày thường xuyên không chỉ giúp giày luôn sạch sẽ mà còn giúp bảo vệ các bộ phận của giày, đặc biệt là đế giày. Đế giày sạch sẽ tránh được bụi bẩn hay các chất bám dính gây ra ma sát từ đó giúp giảm được tiếng kêu khi đi.

Cách vệ sinh đúng cách:

  • Sử dụng bàn chải mềm để làm sạch các vết bẩn.

  • Không ngâm giày trong nước quá lâu, đặc biệt đối với giày da.

  • Thường xuyên tháo miếng lót giày ra để vệ sinh.

- Bảo quản giày ở nơi khô ráo, thoáng mát

Khi không sử dụng giày, bạn cần lưu ý bảo quản ở nơi khô ráo, thoáng mát để tránh tình trạng ẩm ướt, gây ra hiện tượng giày bị mốc hoặc đế giày bị kêu do ma sát giữa các bộ phận bị dính ẩm.

Lưu ý khi bảo quản giày:

  • Tránh đế giày ở nơi có độ ẩm cao hoặc những nơi dễ bị ẩm ướt.

  • Bảo quản giày trong hộp hoặc túi giày khi không sử dụng.

  • Để đế giày ở nơi thoáng mát, có thể dùng túi chống ẩm hoặc gọi silicagel để hút ẩm.

- Tránh để giày tiếp xúc với nước hoặc hóa chất

Nước và hóa chất có thể làm hư hỏng chất liệu của giày, đặc biệt là đối với giày da hoặc giày vải. Đối với đế giày khi tiếp xúc với nước hay hóa chất có thể khiến chúng dễ bị bong tróc hoặc mất đi độ bám dính dẫn đến đế giày cót két khi đi.

Lưu ý khi tiếp xúc với nước:

  • Sử dụng các sản phẩm bảo vệ giày chống nước hoặc mang theo giày đi mưa để tránh giày bị ướt khi trời mưa. Nếu giày bị ướt, thì hãy làm khô giày ngay lập tức để tránh bị hỏng.

  • Tránh để giày tiếp xúc với các loại hóa chất như xăng, dầu, dung môi hoặc các chất tẩy rửa mạnh có thể làm hỏng bề mặt giày.

- Kiểm tra và sửa chữa giày định kỳ

Việc kiểm tra giày định kỳ là rất quan trọng để phát hiện kịp thời các dấu hiệu hư hỏng như đế giày bị hở keo, mòn hoặc đứt. Nếu phát hiện sự cố thì nhanh chóng sửa chữa ngay để tránh trình trạng đế giày kêu.

Lưu ý khi kiểm tra và sửa chữa giày:

  • Thường xuyên kiểm tra đế giày xem có dấu hiệu bong tróc, nứt hoặc hở keo không.

  • Khi phát hiện vết nứt hoặc keo đế giày bị hở thì nhanh chóng sửa chữa kịp thời.

  • Thay miếng lót giày định kỳ.

- Bảo dưỡng giày da định kỳ

Đối với giày da, việc bảo dưỡng giày đúng cách giúp duy trì độ bền và tránh giày kêu khi đi. Giày da cần được dưỡng ẩm để không bị khô, nứt, đồng thời bảo vệ khỏi bụi bẩn và các tác nhân bên ngoài.

Lưu ý bảo dưỡng giày da:

  • Thoa dầu dưỡng da thường xuyên.

  • Chăm sóc bề mặt da bằng cách làm sạch và đánh bóng giày da.

Với những cách khắc phục đơn giản và hiệu quả mà An Toàn Việt đã chia sẻ, bạn hoàn toàn có thể tự mình làm đế giày không kêu ngay tại nhà chỉ trong vài phút. Tuy nhiên, để đảm bảo sự bền bỉ và an toàn cho đôi giày của bạn, đặc biệt là giày bảo hộ lao động, việc lựa chọn sản phẩm chất lượng cao từ những nhà cung cấp uy tín là điều vô cùng quan trọng
Bảo Hộ An Toàn Việt là một trong những đơn vị chuyên cung cấp sản phẩm bảo hộ lao động chất lượng cao, trong đó có giày bảo hộ với thiết kế chắc chắn, bền bỉ và khả năng chống trơn trượt, giúp bảo vệ đôi chân của bạn trong môi trường làm việc khắc nghiệt. Với sự cam kết về chất lượng, chúng tôi luôn mang đến cho khách hàng những sản phẩm bảo hộ an toàn và đáng tin cậy nhất.

CÔNG TY TNHH BẢO HỘ LAO ĐỘNG AN TOÀN VIỆT
Địa chỉ : 340 Hà Huy Giáp, Khu Phố 3B, P. Thạnh Lộc, Quận 12, TP.HCM
Điện thoại: 028 2245 7878 Hotline: 0905 906 186
Email: info@antoanviet.vn Website: antoanviet.vn

Đang xem: Cách Làm Đế Giày Không Kêu Hiệu Quả Tại Nhà (Chỉ 5 Phút)