CO là gì và tại sao nó lại quan trọng cho doanh nghiệp khi bước chân vào lĩnh vực xuất nhập khẩu? CO không chỉ là một loại giấy tờ chứng minh xuất xứ hàng hóa mà còn là “tấm vé thông hành” giúp đảm bảo tính minh bạch và tuân thủ các quy định thương mại.
Bài viết này, An Toàn Việt sẽ giải đáp thắc mắc về chứng nhận CO, phân loại, vai trò và quy trình xin giấy cấp cũng như những lưu ý quan trọng trong quá trình sử dụng
1. Chứng chỉ CO là gì?
CO là từ viết tắt trong tiếng Anh “Certificate of Origin” có nghĩa là giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa được sử dụng rộng rãi trong hoạt động giao dịch thương mại quốc tế để chứng minh rằng hàng hóa đã đáp ứng các tiêu chí xuất xứ của một quốc gia hoặc lãnh thổ theo quy định.
Chứng chỉ CO là gì
Chứng chỉ này được cấp bởi cơ quan có thẩm quyền của nước xuất nhập khẩu để xác nhận nguồn gốc xuất xứ của hàng hóa được sản xuất tại một quốc gia hoặc vùng lãnh thổ cụ thể. Giấy tờ này là một loại hồ sơ quan trọng trong xuất nhập khẩu có thể ảnh hưởng trực tiếp đến thuế suất và điều kiện nhập hàng.
Chứng nhận CO đóng vai trò vô cùng quan trọng trong hoạt động xuất nhập khẩu và là một trong những giấy tờ không thể thiếu trong bộ hồ sơ xuất nhập khẩu để mang lại nhiều lợi ích cho cả doanh nghiệp và quốc gia lãnh thổ.
- Xác nhận nguồn gốc xuất xứ của hàng hóa
- Tuân thủ các quy định thuế quan và ưu đãi thương mại
- Hỗ trợ các yêu cầu của hợp đồng và pháp lý
- Tăng sự tin cậy trong giao dịch thương mại
- Hỗ trợ quá trình thông quan
- Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng
Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa CO (Certificate of Origin) và giấy chứng nhận chất lượng sản phẩm CQ (Certificate of Quality) là hai loại giấy tờ cực kỳ quan trọng trong hoạt động xuất nhập khẩu nhưng hai loại giấy tờ này khác nhau rõ rệt.
- Chứng nhận CO (Certificate of Origin) là giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa với mục đích xuất xứ từ một quốc gia hoặc vùng lãnh thổ cụ thể được dùng để ưu đãi thuế quan và đảm bảo quyền lợi trong xuất nhập khẩu.
- Trong khi đó, chứng nhận CQ (Certificate of Quality) là giấy chứng nhận chất lượng sản phẩm với mục đích đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn chất lượng kỹ thuật theo quy định của một quốc gia (đã được công bố kèm theo hàng hóa).
2. Phân loại chứng chỉ CO
Chứng chỉ CO có hai loại CO chính là: giấy CO ưu đãi và giấy CO không ưu đãi.
+ Về giấy CO ưu đãi này giúp doanh nghiệp được hưởng những ưu đãi về thuế quan như Form AANZ, Form A, Form AHK, Form AI, Form AJ, Form AK, Form CPTPP, Form D, Form E, Form EAV, Form VC, Form VJ, Form VK,…
+ Bên cạnh đó, giấy CO không ưu đãi chỉ có giá trị chứng minh xuất xứ của hàng hóa, không có tác dụng trong việc hưởng ưu đãi thuế quan như Form B, C/O dệt may, C/O cà phê,…
Ngoài ra, còn có nhiều loại chứng chỉ CO khác nhau, tùy thuộc vào quy định của từng hiệp định thương mại và quốc gia nhập khẩu. Dưới đây là một số chứng nhận CO phổ biến:
- CO form A: Là chứng chỉ xuất xứ hàng hóa xuất khẩu sang các nước phát triển theo GSP - Generalized System of Preferences có áp dụng xuất khẩu sang EU, Nhật Bản và Canada,.. giúp giảm hoặc miễn thuế nhập khẩu. Nó phổ biến cho các ngành hàng như dệt may, nông sản và thủ công mỹ nghệ,...
- CO form E: Là chứng nhận xuất xứ trong khuôn khổ của Hiệp định thương mại tự do ASEAN - Trung Quốc (ACFTA) và được ưu đãi thuế nhập khẩu nếu đáp ứng đầy đủ các tiêu chí xuất xứ. Thường phổ biến trong các ngành như điện tử, cơ khí và vật liệu xây dựng.
- CO form D: Là chứng nhận phổ biến được cấp cho hàng hóa xuất khẩu trong nội khối ASEAN theo Hiệp định thương mại hàng hóa ASEAN (ATIGA) giúp hàng hóa được miễn giảm thuế nhập khẩu. Chứng nhận này được sử dụng rộng rãi trong hầu hết các loại hàng hóa xuất khẩu sang ASEAN như Thái Lan, Malaysia và Indonesia,...
- Ngoài ra, còn có các loại CO khác như CO form S (Việt Nam - Lào), CO form AK (ASEAN - Hàn Quốc), và CO form EAV (Hiệp định Việt Nam - Liên minh Kinh tế Á Âu).
3. CO do cơ quan nào cấp?
Theo quy định của pháp luật Việt Nam hiện nay, căn cứ tại khoản 1 Điều 34 Luật Quản lý ngoại thương 2017 quy định: Có hai cơ quan cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa CO là:
Cơ quan nào cấp chứng nhận CO
Khoản 1 Điều 34, Thẩm quyền áp dụng biện pháp chứng nhận xuất xứ hàng hóa
- Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI - Vietnam Chamber Of Commerce and Industry) là cơ quan có thẩm quyền cấp chứng nhận các form còn lại hoặc do Bộ công thương ủy quyền cấp phép xuất xứ hàng hóa CO.
- Ngoài ra, Bộ Công Thương: Cấp phát các mẫu CO ưu đãi (form A, form D,...) và các CO nào do sự thỏa thuận của các chính phủ.
Như vậy, việc cấp CO hay giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa do Bộ trưởng Bộ Công Thương cấp hoặc ủy quyền cho tổ chức thực hiện việc cấp giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa.
4. Lợi ích khi có chứng chỉ CO
Chứng nhận CO (Certificate of Origin - Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa) mang lại nhiều lợi ích thiết thực cho cả doanh nghiệp trong hoạt động xuất nhập khẩu. Dưới đây là những lợi ích nổi trội của chứng nhận CO.
Lợi ích khi có chứng chỉ CO
- Hưởng ưu đãi thuế quan theo Hiệp định thương mại tự do FTA như EVFTA, CPTPP, RCEP,... giúp doanh nghiệp được miễn giảm các mức thuế nhập khẩu ưu đãi thậm chí là 0% tại thị trường đích. Điều này giúp giảm chi phí và tăng lợi thế cạnh tranh về giá.
- Một bộ hồ sơ xuất khẩu chuyên nghiệp có CO rõ ràng sẽ làm nâng cao uy tín và độ tin cậy của doanh nghiệp, thể hiện về sự minh bạch trong nguồn gốc sản phẩm. Từ đó, dễ dàng mở rộng việc hợp tác cũng như duy trì mối quan hệ lâu dài.
- Một số quốc gia và khu vực như EU, Mỹ, Nhật Bản yêu cầu bắt buộc phải có chứng nhận CO để mở rộng thị trường xuất khẩu. Nếu không có CO, hàng hóa có thể bị từ chối việc nhập khẩu chính vì điều đó mà gây thiệt hại về chi phí lẫn uy tín.
- Chứng nhận CO giúp chứng minh nguồn gốc rõ ràng để ngăn chặn về hành vi gian lận thương mại, chống bán phá giá hoặc lẩn tránh thuế tạo dựng niềm tin với đối tác và khách hàng quốc tế.
- Việc minh bạch xuất xứ cũng góp phần đảm bảo trách nhiệm xã hội và sự tuân thủ chuỗi cung ứng bền vững.
5. Chi phí xin cấp chứng chỉ CO
Chi phí xin cấp giấy chứng nhận CO sẽ khác nhau phụ thuộc vào loại CO và cơ quan cấp. Theo đó, mức thu phí cấp giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa CO là 60.000 đồng/bộ CO.
Ngoài ra, trường hợp cấp lại giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa thì lệ phí sẽ ở mức phí là 30.000 đồng/bộ CO.
6. Thời gian để lấy được giấy chứng nhận CO
Tại Điều 13 Thông tư 06/2011/TT-BCT về quy định thủ tục cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa ưu đãi do Bộ Công Thương ban hành, có quy định thời gian cấp C/O như sau:
- Tại khoản 2 và khoản 3 Điều này, việc xuất khẩu bằng đường hàng không không quá 4 giờ làm việc khi nộp hồ sơ đã hợp lệ. Bên cạnh đó, xuất khẩu bằng phương tiện khác sẽ không quá 8 giờ làm việc hoặc khi nộp hồ sơ qua bưu điện thì sẽ nhận hồ sơ trong 1 ngày làm việc
- Trong trường hợp thương nhân vi phạm về xuất xứ hàng hóa trong khoảng thời gian 6 tháng kể từ ngày xử lý vi phạm thì tổ chức cấp CO sẽ niêm yết tên thương nhân đó tại nơi cấp và thời gian cấp CO cho những thương nhân này là 3 ngày làm việc kể từ ngày xử lý vi phạm. Tuy nhiên, sau 6 tháng không tái phạm, tổ chức cấp CO sẽ xem xét về thời gian này để xóa tên thương nhân khỏi danh sách vi phạm.
- Tổ chức cấp CO có thể kiểm tra tại nơi sản xuất trong trường hợp có căn cứ rõ ràng và cho thấy việc kiểm tra hồ sơ là chưa đủ để cấp CO nếu phát hiện dấu hiệu vi phạm pháp luật đối với các CO đã cấp giấy trước đó.
7. Quy trình và thủ tục xin cấp chứng chỉ CO
- Ngày 10/10/2022 Bộ Công Thương có Thông báo 257/TB-BCT về việc thương nhân đề nghị cấp một số loại CO ưu đãi có thể tải mẫu CO và tự in trên giấy A4 thông thường từ Hệ thống Quản lý và cấp chứng nhận xuất xứ điện tử của Bộ Công Thương (eCoSys).
- Theo Thông báo 257/TB-BCT, để tạo thuận lợi và giảm thiểu chi phí cho doanh nghiệp nhằm thúc đẩy xuất khẩu, từ ngày 15/10/2022 thương nhân đề nghị cấp một số loại CO có thể tải mẫu CO và tự in từ Hệ thống eCoSys tại địa chỉ https://ecosys.gov.vn.
Để xin cấp chứng nhận xuất xứ hàng hóa thì cần thực hiện các bước chính trong quy trình cấp chứng nhận CO như sau.
Quy trình và thủ tục xin cấp chứng nhận CO
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ
- Đơn đề nghị cấp CO (Phụ lục 2)
- Phiếu ghi chép (Phụ lục 3)
- Bản sao tờ khai hải quan xuất khẩu
- Các bản CO đã được khai đầy đủ, đúng quy định (1 bản chính và 3 bản copy)
- Hóa đơn thương mại/ hóa đơn bán hàng
- Bản sao B/L hoặc AWB, chứng từ vận tải khác
- Chứng từ chứng minh nguồn gốc trong hồ sơ xin cấp CO mẫu A, CO mẫu B và giấy chứng nhận…
Bước 2: Đăng ký hồ sơ và nộp hồ sơ
Cần phải đăng ký trực tuyến trên hệ thống của Bộ Công Thương hoặc VCCI, ngoài ra có thể nộp hồ sơ trực tiếp tại các tổ chức đã được ủy quyền cấp chứng nhận xuất xứ hàng hóa CO. Sau đó, doanh nghiệp cần nộp hồ sơ giấy hoặc online qua hệ thống eCoSys hoặc các phòng thương mại được ủy quyền
Bước 3: Thẩm định hồ sơ
Cơ quan cấp CO sẽ kiểm tra đầy đủ và tính hợp lệ của hồ sơ. Nếu hồ sơ hợp lệ, họ sẽ duyệt và cập nhật lên hệ thống (nếu nộp online), sau đó cấp Giấy chứng nhận xuất xứ (CO) theo mẫu tương ứng như form A, D, E… CO được ký tên, đóng dấu và gửi bản giấy hoặc bản điện tử tùy hình thức đăng ký. Nếu hồ sơ chưa đầy đủ, doanh nghiệp sẽ được thông báo bổ sung qua email, điện thoại hoặc hệ thống eCoSys đã được cập nhật bên trên.
Bước 4: Cấp chứng nhận CO
Nếu hồ sơ đạt yêu cầu, cơ quan có thẩm quyền sẽ cấp Giấy chứng nhận CO trong vòng 1 - 2 ngày làm việc. Doanh nghiệp có thể nhận bản giấy hoặc bản điện tử tùy theo từng loại của chứng nhận CO. Hiện nay, có hai cơ quan có thẩm quyền cấp CO là Bộ Công Thương Việt Nam và Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI).
8. Những lưu ý khi sử dụng chứng chỉ CO
Chứng chỉ xuất xứ hàng hóa CO là giấy tờ quan trọng giúp xác định nguồn gốc hàng hóa, hỗ trợ ưu đãi thuế theo các FTA. Doanh nghiệp cần sử dụng đúng để đảm bảo quyền lợi xuất khẩu
Những lưu ý khi sử dụng chứng chỉ co
Các trường hợp cần có chứng chỉ CO
CO thường bắt buộc khi xuất khẩu sang các nước có yêu cầu xuất xứ như EU, Mỹ, Nhật Bản và Hàn Quốc. Đặc biệt cần thiết khi muốn được hưởng thuế suất ưu đãi theo các hiệp định thương mại.
Thời gian hiệu lực của chứng chỉ CO
Thông thường, chứng nhận CO sẽ có hiệu lực từ 6 - 12 tháng kể từ ngày cấp nhưng phải tùy thuộc vào từng loại của CO như form A, form E, hay form D. Do đó, doanh nghiệp cần phải nắm chắc thời gian cụ thể để không bị từ chối hồ sơ.
Các vấn đề thường gặp khi sử dụng chứng chỉ CO
Mặc dù chứng nhận CO là một trong những giấy tờ quan trọng khi xuất khẩu hàng hóa đặc biệt doanh nghiệp muốn hưởng ứng các ưu đãi thuế quan theo Hiệp định thương mại. Tuy nhiên, các vấn đề mà doanh nghiệp cần phải lưu ý khi sử dụng chứng nhận CO là:
- Sai thông tin trên chứng nhận CO
- Không đáp ứng các quy tắc xuất xứ
- Cấp sai các loại mẫu của CO
- CO bị từ chối do nộp chậm hoặc quá thời hạn
- CO không được cơ quan có thẩm quyền cấp hợp pháp
- Thiếu hồ sơ bổ trợ hoặc không đồng nhất về hồ sơ
9. Mẫu chứng chỉ CO
Mẫu chứng chỉ CO
Để có thể được hưởng ưu đãi thuế quan thì người khai hải quan cần lựa chọn các form CO hợp lý với tình huống của mình. Sau đây, là một số form CO thường gặp:
- CO form AK (Certificate of Origin form AK) - Chứng nhận xuất xứ hàng hóa mẫu AK.
- CO form AJ (Certificate of Origin form AJ) - Chứng nhận xuất xứ hàng hóa mẫu AJ.
- CO form AI (Certificate of Origin form AI) - Chứng nhận xuất xứ hàng hóa mẫu AI.
- CO form AANZ (Certificate of Origin form AANZ) - Chứng nhận xuất xứ hàng hóa mẫu AANZ.
- CO form VJ (Certificate of Origin form VJ) - Chứng nhận xuất xứ hàng hóa mẫu VJ.
- CO form VC (Certificate of Origin form VC) - Chứng nhận xuất xứ hàng hóa mẫu VC.
- CO form VK (Certificate of Origin form VK) - Chứng nhận xuất xứ hàng hóa mẫu VK.
- CO form D (Certificate of Origin form D) - Chứng nhận xuất xứ hàng hóa mẫu D.
- CO form E (Certificate of Origin form E) - Chứng nhận xuất xứ hàng hóa mẫu E.
- CO form EAV (Certificate of Origin form EAV) - Chứng nhận xuất xứ hàng hóa mẫu EAV.
- CO form A (Certificate of Origin form A) - Chứng nhận xuất xứ hàng hóa mẫu A.
- CO form B (Certificate of Origin form B) - Chứng nhận xuất xứ hàng hóa mẫu B.
- CO form S (Certificate of Origin form S) - Chứng nhận xuất xứ hàng hóa mẫu S.
Qua bài viết trên, chứng nhận CO là yếu tố thiết yếu trong quá trình xuất nhập khẩu giúp doanh nghiệp tiết kiệm chi phí và mở rộng thị trường. Với ngành thiết bị bảo hộ lao động, CO ngày càng quan trọng để đảm bảo an toàn cho người dùng. Bảo Hộ An Toàn Việt là địa chỉ tin cậy chuyên cung cấp các sản phẩm bảo hộ lao động đạt chứng nhận CO giúp đảm bảo sự an toàn cho người lao động trong mọi môi trường làm việc.
Đừng quên bỏ lỡ bài viết chứng chỉ CQ nữa nhé!
Địa chỉ : 340 Hà Huy Giáp, Khu Phố 3B, P. Thạnh Lộc, Quận 12, TP.HCM
Điện thoại: 028 2245 7878 Hotline: 0905 906 186
Email: info@antoanviet.vn Website: antoanviet.vn