Dị Ứng Latex: Nguyên Nhân, Triệu Chứng và Cách Phòng Ngừa Hiệu Quả

Trong quá trình sử dụng các thiết bị bảo hộ lao động như găng tay y tế, một số người có thể gặp phải tình trạng dị ứng latex - phản ứng của cơ thể với protein trong cao su tự nhiên. Đây là một vấn đề về sức khỏe không nên xem nhẹ, bởi có thể gây ra nhiều triệu chứng dị ứng latex từ nhẹ đến nghiêm trọng.

Bài viết dưới đây An Toàn Việt sẽ giúp hiểu rõ hơn về nguyên nhân dị ứng latex, nhận biết các dấu hiệu dị ứng latex cùng như đưa ra các giải pháp chẩn đoán, điều trị và phòng ngừa dị ứng latex hiệu quả - đặc biệt trong môi trường sử dụng găng tay bảo hộ chuyên dụng.

Dị Ứng Latex Là Gì?

Dị ứng latex là phản ứng quá mẫn của hệ miễn dịch với các protein tự nhiên có trong mủ cao su, thành phần chính tạo nên nhiều thiết bị bảo hộ lao động đặc biệt là găng tay y tế latex. Khi cơ thể nhận diện các protein này là “chất lạ”, nó sẽ kích hoạt một chuỗi phản ứng hóa học nhằm “tấn công” gây ra dấu hiệu dị ứng latex từ ngoài da đến hô hấp.

Di ứng khi tiếp xúc sản phẩm chứa latex

Di ứng khi tiếp xúc sản phẩm chứa latex

Mặc dù latex là vật liệu có độ đàn hồi tốt, bền và linh hoạt - được ứng dụng rộng rãi trong các thiết bị y tế và bảo hộ, nhưng đối với một nhóm nhỏ người dùng, việc tiếp xúc với sản phẩm chứa latex có thể gây nguy hiểm nếu không được quản lý đúng cách.

Nguyên Nhân Gây Dị Ứng Latex

Nguyên nhân dị ứng latex bắt nguồn từ phản ứng quá mức của hệ miễn dịch khi cơ thể tiếp  xúc với các protein tự nhiên trong cao su latex. Với đa số người dùng, latex là chất liệu an toàn và hiệu quả. Tuy nhiên, ở một số cá nhân có cơ địa nhạy cảm, các protein này được hệ miễn dịch nhận diện là “chất gây hại”, kích hoạt chuỗi phản ứng. Dưới đây là những yếu tố chính làm tăng nguy cơ dị ứng latex trong môi trường làm việc.

Một trong những nguyên nhân gây dị ứng latex

Một trong những nguyên nhân gây dị ứng latex

- Người lao động trong ngành công nghiệp, y tế, thực phẩm… phải sử dụng găng tay latex bảo hộ là nhóm có nguy cơ cao nhất. Việc đeo găng tay trong thời gian dài dẫn đến đổ mồ hôi bên trong hoặc tái sử dụng không đúng cách.

- Nếu da tay có vết trầy xước, viêm da tiếp xúc hoặc nứt nẻ, lớp bảo vệ tự nhiên của da bị suy yếu tạo điều kiện cho các protein latex dễ dàng xâm nhập, kích hoạt phản ứng miễn dịch.

- Một số loại găng tay latex có phủ bột nhằm giúp dễ đeo hơn. Tuy nhiên, bột này có thể bám vào protein latex và phát tán vào không khí khi mang, tháo găng hoặc va chạm. Việc hít phải hạt bụi chứa protein latex sẽ gây dị ứng mà nhiều người không ngờ tới.

- Những người có tiền sử bị dị ứng với thực phẩm, phấn hoa, viêm da cơ địa hoặc hen suyễn thường có nguy cơ cao phát triển dị ứng latex. 

- Dù ít phổ biến hơn nhưng dị ứng latex ở trẻ em hoặc người có tiền sử gia đình bị dị ứng cũng được ghi nhận.

Triệu Chứng Thường Gặp

Khi cơ thể phản ứng với các protein trong latex, người bệnh sẽ xuất hiện một loạt triệu chứng dị ứng latex, từ nhẹ đến nghiêm trọng. Những dấu hiệu dị ứng latex thường xuất hiện trong vòng vài phút đến vài giờ sau khi tiếp xúc với sản phẩm chứa latex. Triệu chứng được phân thành 3 nhóm chính.

Triệu Chứng Da Liễu

Loại phản ứng phổ biến nhất là triệu chứng da liễu, thường xảy ra khi da tiếp xúc trực tiếp với găng tay latex. Các biểu hiện điển hình bao gồm:

Triệu chứng phổ biến khi dị ứng latex

Triệu chứng phổ biến khi dị ứng latex

- Ngứa: Vùng da tiếp xúc bị ngứa râm ran, khó chịu, thường khởi phát nhanh chóng sau vài phút.

- Phát ban đỏ: Mẩn đỏ, nổi cục nhỏ li ti xuất hiện tại cổ tay, mu bàn tay hoặc bất kỳ vùng da nào chạm và latex.

- Mề đay: Nổi mề đay dạng mảng hoặc sần, kèm theo sưng nhẹ.

- Khô da, nứt nẻ: Da có thể bong tróc hoặc rớm máu nếu tiếp xúc lặp lại nhiều lần.

Nếu không được điều trị hoặc vẫn tiếp tục sử dụng sản phẩm chứa latex, tình trạng da liễu sẽ càng ngày càng nghiêm trọng dẫn đến viêm da tiếp xúc dị ứng mạn tính.

Triệu Chứng Hô Hấp

Đối với một số người bị dị ứng latex, các triệu chứng liên quan đến hô hấp có thể xuất hiện. Những triệu này có thể do hít phải các hạt latex nhỏ bay trong không khí khi tiếp xúc với các sản phẩm chứa latex như găng tay y tế. Các triệu chứng hô hấp bao gồm:

Triệu chứng hô hấp khi tiếp xúc với sản phẩm latex

Triệu chứng hô hấp khi tiếp xúc với sản phẩm latex

- Chảy nước mũi và nghẹt mũi: Đây là triệu chứng phổ biến của dị ứng latex, khi tiếp xúc sẽ gây ra cảm giác nghẹt mũi và chảy nước mũi giống như khi bị cảm cúm hoặc viêm mũi dị ứng.

- Ho và thở khò khè: Người bị dị ứng có thể gặp phải tình trạng ho kéo dài và thở khò khè, đặc biệt là trong quá trình tiếp xúc lâu dài với sản phẩm chứa latex.

- Khó thở hoặc thở dốc: Khi dị ứng latex ảnh hưởng đến hệ hô hấp, người bệnh có thể cảm thấy khó thở, đặc biệt là khi tiếp xúc trực tiếp hoặc hít phải các hạt latex trong không khí.

Những triệu chứng hô hấp này có thể xảy ra ngay lập tức hoặc sau một thời gian dài tiếp xúc với sản phẩm chứa latex.

Phản Ứng Toàn Thân (Sốc Phản Vệ)

Trong trường hợp nghiêm trọng, dị ứng latex có thể dẫn đến phản ứng toàn thân hay còn gọi là sốc phản vệ - tình trạng cấp cứu có thể đe dọa tính mạng. Các triệu chứng của sốc phản vệ bao gồm:

Triệu chứng nguy hiểm nhất - Sốc phản vệ

Triệu chứng nguy hiểm nhất - Sốc phản vệ

- Một trong những dấu hiệu đầu tiên là cảm giác khó thở đột ngột, kèm theo sưng môi, miệng hoặc họng, gây nghẹt thở.

- Sốc phản vệ có thể làm huyết áp giảm mạnh và mạch đập nhanh, dẫn đến cảm giác chóng mặt, choáng váng hoặc ngất xỉu.

- Mặt và cổ có thể bị sưng tấy, làm cho việc nuốt và thở trở nên khó khăn. Đây là dấu hiệu nguy hiểm cần được cấp cứu lập tức.

- Một số người có thể trải qua các triệu chứng tiêu hóa như nôn mửa và tiêu chảy, dẫn đến tình trạng mất nước và suy giảm sức khỏe nhanh chóng.

Sốc phản vệ là tình trạng cần phải can thiệp y tế khẩn cấp, với việc sử dụng epinephrine (adrenaline) để giảm các triệu chứng và cứu sống người bệnh.

Chẩn Đoán Dị Ứng Latex

Việc chẩn đoán dị ứng latex là bước đầu tiên và quan trọng nhất để kiểm soát tình trạng dị ứng hiệu quả. Bởi vì các triệu chứng dị ứng latex có thể dễ nhầm lẫn với các loại dị ứng khác bởi bác sĩ chuyên khoa dị ứng để xác định chính xác nguyên nhân và mức độ phản ứng. Dưới đây là các phương pháp thường được sử dụng để chẩn đoán dị ứng latex.

Bác sĩ chẩn đoán khi người bệnh bị dị ứng với latex

Bác sĩ chẩn đoán khi người bệnh bị dị ứng với latex

- Khai thác tiền sử bệnh lý và tiếp xúc: Bác sĩ sẽ tiến hành hỏi bệnh sử chi tiết để xác định khả năng bị dị ứng latex, việc khai thác kỹ lưỡng giúp bác sĩ xác định mối liên hệ giữa triệu chứng và sản phẩm chứa latex.

- Xét nghiệm dị ứng latex chuyên nghiệp: Để củng cố chẩn đoán, xét nghiệm dị ứng là bước cần thiết.

Xét nghiệm da

Xét nghiệm máu

- Thử nghiệm loại trừ dị ứng: Trong một số trường hợp, bác sĩ có thể yêu cầu tạm ngừng tiếp xúc hoàn toàn với sản phẩm chứa latex trong một thời gian nhất định. Nếu các triệu chứng thuyên giảm rõ rệt, đó là bằng chứng gián tiếp cho thấy người bệnh có phản ứng với latex.

Quản Lý và Điều Trị

Dị ứng latex hiện chưa có phương pháp điều trị triệt để nhưng hoàn toàn có thể kiểm soát tốt bằng cách tránh tiếp xúc, sử dụng thuốc phù hợp và theo dõi sức khỏe định kỳ với bác sĩ dị ứng latex. Việc quản lý đúng cách sẽ giúp người bệnh duy trì chất lượng cuộc sống, phòng ngừa biến chứng và tránh sốc phản vệ.

- Tránh tiếp xúc với sản phẩm chứa latex

Biện pháp quan trọng trong điều trị latex là tránh tiếp xúc hoàn toàn với các sản phẩm có chứa latex. Người bệnh cần nhận biết được đây là những vật dụng thường chứa latex như găng tay cao su, bao cao su, bóng bay, dây thun, giày dép cao su…

- Sử dụng thuốc điều trị theo chỉ định bác sĩ

Khi các triệu chứng dị ứng latex xuất hiện, đặc biệt là phản ứng ngoài da hoặc hô hấp. Với các phản ứng nhẹ có thể sử dụng thuốc kháng histamine đường uống hoặc dạng bôi tại chỗ. Còn trong trường hợp viêm da tiếp xúc nặng, bác sĩ có thể kê toa thuốc corticoid dạng bôi hoặc uống.

Nếu dị ứng gây ra các biểu hiện về hô hấp, người bệnh có thể cần dùng thêm thuốc giãn phế quản (beta-agonist), đặc biệt là khi có tiền sử hen suyễn. Trong trường hợp nặng, cần được tiêm epinephrine (adrenaline) càng sớm càng tốt. Đây là thuốc cấp cứu bắt buộc và nên được mang theo bên mình dưới dạng ống tiêm tự động (EpiPen).

- Theo dõi định kỳ với bác sĩ dị ứng latex

Dị ứng latex là một tình trạng mãn tính và có thể diễn tiến phức tạp nếu không được kiểm soát tốt. Vì vậy, người bệnh nên xây dựng thói quan tái khám định kỳ với bác sĩ chuyên khoa dị ứng latex để được theo dõi diễn tiến bệnh và điều chỉnh phác đồ kịp thời. 

- Giáo dục phòng ngừa và nâng cao nhận thức

Ngoài điều trị y tế, việc nâng cao nhận thức cho bản thân người bệnh và người thân trong gia đình cũng góp phần quan trọng trong việc quản lý dị ứng latex lâu dài. Người bệnh cần học cách đọc nhãn sản phẩm, nhận biết tên gọi khác của latex trong bảng thành phần và chủ động mang theo vật dụng thay thế an toàn.

Với trẻ nhỏ hoặc người lớn tuổi không có khả năng tự bảo vệ mình, gia đình cần chuẩn bị vòng tay hoặc thẻ y tế ghi rõ tình trạng dị ứng latex để phòng ngừa trong trường hợp cấp cứu. 

Dị ứng latex là một tình trạng dị ứng nghiêm trọng nhưng hoàn toàn có thể kiểm soát nếu người bệnh được chẩn đoán đúng và biết cách phòng ngừa hiệu quả. Việc nhận diện các nguyên nhân gây dị ứng latex, hiểu rõ triệu chứng và thực hiện các biện pháp tránh tiếp xúc với sản phẩm chứa latex là chìa khóa giúp bảo vệ sức khỏe lâu dài. 

Đặc biệt, với những ai đang làm việc trong môi trường có nguy cơ tiếp xúc cao với latex – như ngành y tế, sản xuất, vệ sinh công nghiệp – việc lựa chọn đúng thiết bị bảo hộ lao động  là giải pháp thiết thực và an toàn. Bảo Hộ An Toàn Việt tự hào là đơn vị chuyên cung cấp các thiết bị bảo hộ lao động chất lượng cao, bao gồm nhiều dòng găng tay không latex, sản phẩm thay thế an toàn cho người dùng có cơ địa dị ứng.

CÔNG TY TNHH BẢO HỘ LAO ĐỘNG AN TOÀN VIỆT
Địa chỉ : 340 Hà Huy Giáp, Khu Phố 3B, P. Thạnh Lộc, Quận 12, TP.HCM
Điện thoại: 028 2245 7878 Hotline: 0905 906 186
Email: info@antoanviet.vn Website: antoanviet.vn

Đang xem: Dị Ứng Latex: Nguyên Nhân, Triệu Chứng và Cách Phòng Ngừa Hiệu Quả