Chắc hẳn, các bạn cũng biết Dịch cúm mùa 2025 đang diễn ra và việc phòng tránh trở nên quan trọng hơn bao giờ hết. Dịch cúm mùa có thể gây ra các biến chứng nghiêm trọng nếu không được xử lý kịp thời, ảnh hưởng đến sức khỏe cộng đồng và cả công việc hàng ngày.
Trong bài viết này, An Toàn Việt sẽ cập nhật thông tin mới nhất và tình hình dịch cúm mùa 2025, các triệu chứng và những phương pháp phòng tránh hiệu quả để bảo vệ bản thân và gia đình. Hãy cùng tìm hiểu ngay để chủ động đối phó với dịch cúm mùa 2025!
Tổng quan về dịch cúm mùa 2025
Cúm mùa 2025 là bệnh nhiễm trùng đường hô hấp cấp tính do virus influenza gây ra, có thể biến chứng viêm phổi, viêm cơ tim, viêm não, nhiễm trùng huyết, thậm chí tăng nguy cơ sảy thai, thai chết lưu và dị tật bẩm sinh ở thai nhi.
Cúm mùa 2025
Theo Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế), từ đầu năm 2025 đến ngày 07/02/2025 cả nước đã ghi nhận 912 trường hợp mắc cúm. Ở các bệnh viện lớn đã ghi nhận gia tăng đáng kể số ca cúm, trong đó nhiều ca biến chứng nặng với các biểu hiện ho nặng, kéo dài, sốt cao và khó thở. Tại Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh Hà Nội, chỉ trong tháng 1 số ca cúm tăng 47% so với cùng kỳ năm trước và ca nặng tăng 32%.
Qua đó cho thấy được rằng, dịch cúm mùa ở năm 2025 đang diễn ra mạnh mẽ. Có thể sẽ là một mùa dịch đặc biệt khi virus cúm có sự biến đổi, tạo ra những chủng mới có khả năng lây lan nhanh và mạnh hơn. Chính vì vậy, việc cập nhật thông tin về dịch cúm mùa và thực hiện các biện pháp phòng ngừa là hết sức quan trọng.
Triệu chứng và biến chứng của cúm mùa 2025
Việc nhận diện sớm các triệu chứng của cúm mùa là yếu tố quan trọng giúp người bệnh có thể điều trị kịp thời, giảm thiểu các biến chứng nguy hiểm. Dưới đây là các triệu chứng và biến chứng của cúm mùa 2025.
Triệu chứng thường gặp
Cúm mùa Nhật Bản hay cúm mùa là bệnh lý do Influenza virus gây ra, thường khởi phát đột ngột, không giống như bị cảm lạnh thông thường. Người bệnh khi có bệnh sẽ có những triệu chứng xuất hiện nhanh chóng chỉ trong vòng 1-2 ngày sau khi tiếp xúc với virus. Các triệu chứng cúm mùa 2025 phổ biến bao gồm:
Triệu chứng của bệnh cúm A 2025
Sốt cao đột ngột: Đây là dấu hiệu nổi bật của cúm mùa. Nhiệt độ cơ thể thường tăng đột ngột từ 38°C – 40°C và thường kéo dài từ 2-4 ngày. Ở đây, sốt là phản ứng miễn dịch của cơ thể đối với sự xâm nhập của virus và đôi khi đi cùng cảm giác bị ớn lạnh, đổ mồ hôi.
Đau cơ, đau khớp và mệt mỏi: Virus cúm không chỉ tấn công vào đường hô hấp mà còn kích thích mạnh hệ miễn dịch, dẫn đến sự giải phóng các chất gây viêm trong cơ thể. Làm cho người bệnh có cảm giác đau nhức cơ, khớp, cảm giác mệt mỏi kiệt sức, ngay cả khi không có hoạt động thể chất nặng.
Ho: Bệnh cúm cũng sẽ bị ho khan là một triệu chứng phổ biến, thường xuất hiện từ những ngày đầu của bệnh. Trong một số trường hợp, ho có thể kéo dài cả sau khi các triệu chứng khác đã thuyên giảm, do tổn thương niêm mạc đường hô hấp kéo dài.
Đau họng và nghẹt mũi: Bệnh cúm này có mức độ nghiêm trọng của đau họng và nghẹt mũi có thể khác nhau tùy từng bệnh nhân, nhưng đây cũng là các dấu hiệu thường gặp khi virus cúm tấn công niêm mạc mũi và họng.
Đau đầu: Những cơn đau đầu có thể dữ dội hoặc âm ỉ, do tình trạng viêm tóc thân gây ra.
Mắt đỏ và chảy nước mắt: Nhiều người bệnh có các biểu hiện kích ứng ở mắt sẽ có cảm giác mắt mỏi, đỏ hoặc bị chảy nước mắt thường xuyên.
Tiêu chảy và nôn mửa: Mặc dù không phải triệu chứng chính như tiêu chảy và buồn nôn có thể xảy ra, đặc biệt ở trẻ em và người cao tuổi.
Biến chứng nguy
Biến chứng nguy hiểm của người mắc cúm mùa
Mặc dù phần lớn người mắc cúm mùa sẽ hồi phục sau một vài ngày, nhưng trong một số trường hợp, cúm mùa có thể dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng, đặc biệt là ở những người có hệ miễn dịch yếu, người cao tuổi, trẻ em và những người mắc các bệnh nền như tim mạch, tiểu đường, hen suyễn,... Các biến chứng có thể gặp phải bao gồm:
Viêm phổi: Cúm có thể làm tổn thương phổi, dẫn đến viêm phổi, đặc biệt là đối với những người có hệ miễn dịch suy yếu.
Suy hô hấp: Trường hợp nặng, cúm có thể dẫn đến suy hô hấp, gây khó khăn trong việc thở và cần phải điều trị cấp cứu.
Biến chứng tim mạch: Cúm mùa có thể gây ra các vấn đề về tim mạch, bao gồm viêm cơ tim hoặc suy tim.
Viêm tai giữa: Đây là một trong những biến chứng thường gặp ở trẻ em khi mắc cúm mùa.
Mất nước nghiêm trọng: Cúm mùa có thể dẫn đến tình trạng mất nước nhanh chóng, đặc biệt là khi người bệnh sốt cao và không ăn uống đủ.
Cách phòng tránh cúm mùa 2025 hiệu quả
Để giảm thiểu nguy cơ mắc cúm mùa 2025, việc thực hiện các biện pháp phòng tránh là vô cùng cần thiết. Dưới đây là các phương pháp phòng tránh cúm mùa 2025 hiệu quả mà bạn có thể áp dụng để bảo vệ sức khỏe của mình và những người xung quanh.
Cách phòng tránh hiệu quả
Vệ sinh cá nhân
Một trong những biện pháp đơn giản nhưng rất hiệu quả để phòng ngừa cúm mùa là vệ sinh cá nhân thường xuyên. Việc rửa tay đúng cách và thường xuyên giúp loại bỏ vi khuẩn và virus cúm có thể bám trên tay. Bạn nên rửa tay với xà phòng và nước sạch trong ít nhất 20 giây, đặc biệt là sau khi đi ra ngoài, sau khi ho hoặc hắt hơi và trước khi ăn.
Vệ sinh môi trường
Đeo khẩu trang: Đeo khẩu trang y tế khi đến những nơi đông người, đặc biệt là trong mùa dịch.
Che miệng và mũi: Khi ho hoặc hắt hơi, hãy dùng khăn giấy hoặc khuỷu tay để che miệng và mũi, sau đó vứt khăn giấy vào thùng rác và rửa tay sạch sẽ.
Vệ sinh môi trường: Hãy giữ nhà cửa và nơi làm việc sạch sẽ, thông thoáng. Thường xuyên lau chùi các bề mặt tiếp xúc bằng dung dịch khử khuẩn.
Chế độ ăn uống và sinh hoạt
Một chế độ ăn uống lành mạnh và đủ dinh dưỡng sẽ giúp tăng cường hệ miễn dịch, giúp cơ thể chống lại bệnh tật, trong đó có cúm mùa. Bên cạnh đó, cần ngủ đủ giấc và sâu giấc rất quan trọng cho sức khỏe để cơ thể có sức đề kháng tốt.
Hạn chế tiếp xúc với người bệnh
Nếu có người mắc cúm trong gia đình hoặc nơi làm việc, bạn nên hạn chế tiếp xúc với họ, tránh dùng chung đồ dùng cá nhân và luôn đeo khẩu trang khi ở gần người bệnh. Việc này sẽ giúp giảm thiểu khả năng virus cúm lây lan.
Ngoài ra bạn cũng nên trang bị cho bản thân và gia đình những thiết bị y tế cần thiết để phòng ngừa như găng tay y tế, khẩu trang y tế, kính bảo hộ chống văng bắn,...Hãy lưu ý sử dụng những thiết bị bảo hộ an toàn để đảm bảo sức khỏe.
Tiêm vắc xin cúm mùa: Lợi ích và lịch tiêm
Tiêm vắc xin là một trong những biện pháp phòng ngừa cúm hiệu quả nhất và cũng là cách điều trị cúm mùa 2025. Vắc xin cúm mùa giúp cơ thể sản sinh ra kháng thể để chống lại virus cúm, giảm nguy cơ mắc bệnh và hạn chế các biến chứng nghiêm trọng.
Lợi ích của vắc xin cúm mùa 2025
Giảm nguy cơ mắc bệnh: Tiêm vắc xin cúm giúp cơ thể tăng cường hệ miễn dịch, bảo vệ khỏi nguy cơ mắc cúm mùa.
Giảm nguy cơ biến chứng: Vắc xin cũng giúp giảm nguy cơ mắc các biến chứng nghiêm trọng như viêm phổi, suy hô hấp, đặc biệt là ở nhóm người có nguy cơ cao.
Bảo vệ cộng đồng: Tiêm vắc xin giúp tạo ra miễn dịch cộng đồng, giảm sự lây lan của virus trong cộng đồng.
Lịch tiêm phòng vắc xin cúm
Lịch tiêm phòng vắc xin cúm khác nhau tùy vào từng đối tượng, độ tuổi và theo từng loại vắc xin cúm mùa 2025. Hiện nay, Việt Nam đang lưu hành ba loại vắc xin phòng cúm tứ giá thế hệ mới Vaxigrip Tetra (Pháp), Influvac Tetra (Hà Lan) và GCFlu Quadrivalent (Hàn Quốc) phòng được 4 chủng virus cúm gồm 2 chủng cúm A (H1N1, H3N2) và 2 chủng cúm B. Ngoài ra còn có loại vắc xin phòng cúm tam giá Ivacflu-S (Việt Nam) và có lịch tiêm như sau:
Lịch tiêm phòng vắc xin 2025 về dịch cúm
Vắc xin cúm tứ giá Vaxigrip Tetra, Influvac Tetra và GCFlu Quadrivalent được khuyến cáo tiêm cho trẻ em từ 6 tháng tuổi trở lên và người lớn:
Trẻ từ 6 tháng tuổi đến dưới 9 tuổi chưa từng tiêm ngừa cúm: Tiêm 2 mũi cách nhau ít nhất 1 tháng và tiêm nhắc 1 mũi hàng năm.
Trẻ từ 6 tháng tuổi đến dưới 9 tuổi đã được tiêm ngừa mũi, trẻ từ 9 tuổi và người lớn: Tiêm 1 mũi và tiêm nhắc 1 mũi hàng năm.
Liều dùng: 0,5 ml.
Đường dùng: tiêm bắp.
Có thể tiêm vắc xin cúm Vaxigrip Tetra/ Influvac Tetra/ GCFlu Quadrivalent cho phụ nữ có thai (tốt nhất là 3 tháng giữa và cuối của thai kỳ).
Vắc xin cúm tam giá Ivacflu-S được khuyến cáo tiêm cho người lớn từ 18 tuổi đến 60 tuổi:
Lịch tiêm: 1 mũi và tiêm nhắc 1 mũi hàng năm.
Liều dùng: 0,5 ml.
Đường dùng: tiêm bắp.
Cách điều trị cúm mùa 2025
Hiện nay, chưa có thuốc đặc trị bệnh cúm, người bệnh thường khỏi bệnh sau 5 đến 7 ngày mà không cần điều trị.
Cách điều trị dịch cúm
Nếu không nằm trong nhóm nguy cơ cao thì không cần dùng thuốc. Trong một số trường hợp cần thiết, người bệnh có thể được điều trị triệu chứng theo chỉ định của bác sĩ. Cần lưu ý, không nên ra ngoài để tránh lây nhiễm cho mọi người xung quanh.
Nếu bệnh nhân có biểu hiện nặng hoặc nằm trong nhóm đối tượng có nguy cơ cao thì cần được điều trị bằng các loại thuốc kháng virus để giúp giảm triệu chứng, hạn chế kéo dài bệnh và hạn chế gây biến chứng. Tuy nhiên, cần sử dụng theo hướng dẫn của bác sĩ.
Nếu những triệu chứng bệnh cúm kéo dài quá một tuần. người bên đã sử dụng thuốc hạ sốt mà vẫn sốt cao, có biểu hiện ho nhiều, tức ngực… thì cần đến các cơ sở y tế để được bác sĩ theo dõi và xử trí sớm.
Lời khuyên từ chuyên gia
Để bảo vệ bản thân và gia đình trong dịch cúm mùa 2025, các chuyên gia khuyến cáo bạn nên thực hiện các biện pháp phòng ngừa từ sớm, tiêm vắc xin cúm mùa và duy trì thói quen vệ sinh cá nhân thường xuyên. Bên cạnh đó, nếu bạn đang có triệu chứng hãy nhanh chóng thăm khám bác sĩ để được điều trị kịp thời, tránh các biến chứng nguy hiểm.
Hãy luôn bảo vệ sức khỏe của mình và những người thân yêu bằng cách phòng tránh và điều trị cúm mùa hiệu quả!
Địa chỉ : 340 Hà Huy Giáp, Khu Phố 3B, P. Thạnh Lộc, Quận 12, TP.HCM
Điện thoại: 028 2245 7878 Hotline: 0905 906 186
Email: info@antoanviet.vn Website: antoanviet.vn