Nhựa HDPE: Định Nghĩa, Phân Loại & Ứng Dụng Thực Tế

Nhựa HDPE (High-Density Polyethylene) đã trở thành một trong những vật liệu phổ biến trong ngành công nghiệp nhựa nhờ vào những đặc tính nổi bật của nó. Với khả năng chịu được tác động cơ học mạnh mẽ, chống hóa chất và môi trường khắc nghiệt. Trong bài viết này, An Toàn Việt và bạn sẽ cùng nhau khám phá định nghĩa của HDPE, phân loại và cũng như ứng dụng thực tế về chất liệu này.

1. HDPE là gì?

Trong các loại nhựa nguyên sinh như nhựa PP, nhựa PVC, nhựa PET và nhựa HDPE khi so sánh với nhau về độ bền lẫn khả năng chịu lực thì nhựa HDPE nhận được sự yêu thích rất nhiều từ người dùng. Vậy HDPE là gì?

Định nghĩa chi tiết về HDPE (High-Density Polyethylene)

High Density Poli Etilen hay Polyethylene High-Density là tên đầy đủ của nhựa HDPE, đây là một trong những loại polymer có nguồn gốc từ Polyethylene. Nhựa HDPE ra đời bằng cách xâu chuỗi liên tiếp những phản ứng của phân tử Ethylene lại với nhau.

Năm 1930 tại nước Anh thế hệ nhựa HDPE đầu tiên được nghiên cứu và phát triển. Tuy nhiên, cho mãi đến 20 năm sau, tức vào năm 1950 thì loại nhựa High-Density Polyethylene mới chính thức trình làng và kể từ đó đã tạo nên một bước ngoặt lớn trong ngành sản xuất đồ nhựa của toàn thế giới.

Nhựa HDPE dẻo, cứng và bền

Về cơ bản thì nhựa HDPE là một loại nhựa nhiệt dẻo có nguồn gốc từ dầu mỏ, với tính linh hoạt của nhựa giúp đánh dấu sự hiện diện đáng kể trong nhiều lĩnh vực khác nhau. Vì thế, HDPE là một trong những vật liệu phổ biến nhất được sử dụng trong sản xuất hiện nay, được sử dụng để sản xuất nhiều loại sản phẩm khác nhau ở dạng nguyên chất và thường được tái chế để làm vật liệu composite cho sản xuất.

HDPE là một vật liệu nhựa cứng, bền, nhẹ và có khả năng kháng hóa chất tốt. Dễ dàng chế tạo và hàn bằng cách sử dụng thiết bị hàn nhiệt dẻo nên trở thành lựa chọn tuyệt vời.

Giải thích cấu tạo hóa học và quá trình sản xuất HDPE

Cấu tạo của HDPE

Cấu tạo hóa học của HDPE

HDPE hay nhựa Polyethylene mật độ cao, được sản xuất từ ethylene (C2H4), một hợp chất hữu cơ có cấu trúc phân tử đơn giản gồm hai nguyên từ Carbon (C)  và bốn nguyên từ Hydro (H). Đặc điểm nổi bật của HDPE là cấu trúc phân tử tuyến tính với mật độ phân tử cao, khác biệt rõ rệt so với các loại nhựa khác như LDPE.

Ở cấp độ phân tử, HDPE có các chuỗi polymer dài và thẳng, không có các nhánh, các phân tử liên kết chặt chẽ với nhau tạo thành một mạng lưới bền vững. Giúp tăng tính ổn định nhiệt, khả năng chịu tác động cơ học và độ bền hóa học.

Cấu trúc phân tử của HDPE

Công thức phân tử: (C2H4)n trong đó “n” là số lượng các monomer ethylene nối với nhau để tạo thành chuỗi polymer dài.

Các phân tử ethylene đơn lẻ được liên kết với nhau bằng liên kết covalent (liên kết cộng hóa trị), tạo ra các chuỗi polymer dài mà không có sự phân nhánh. Chính cấu trúc này tạo nên mật độ phân tử cao, tăng cường tính bền vững và độ cứng của HDPE.

Quy trình sản xuất HDPE

Quy trình sản xuất HDPE bao gồm các bước sau:

Bước 1. Polymer hóa

Ở bước này, dẫn xuất ethylene sẽ được tách thành các phân tử ethylene đơn lẻ và được đưa vào một bể polymer hóa. Trong bể này, ethylene sẽ được kết hợp lại thành các chuỗi phân tử dài hơn, tạo thành nhựa polyethylene.

Bước 2. Tạo hạt nhựa

Sau khi các nguyên liệu đã được chuẩn bị và pha trộn đầy đủ, quá trình tiếp theo trong quy trình sản xuất nhựa HDPE là tạo hạt nhựa. Bước này được thực hiện trên các máy ép ép phun hoặc ép trục vít.

Quá trình tạo hạt nhựa HDPE

Tin tức NỔI BẬT về các loại nhựa công nghiệp: Nhựa Composite Là Gì?

Công nghệ ép phun là công nghệ phổ biến nhất trong việc tạo hạt nhựa HDPE. Quá trình này bắt đầu bằng việc đưa hỗn hợp nhựa vào máy ép ép phun, sau đó nhựa sẽ được nung chảy và ép qua khuôn để tạo thành hạt nhựa. Quá trình cần phải được thực hiện ở nhiệt độ và áp suất cao để đảm bảo chất lượng của sản phẩm nhựa.

Máy em trục vít là một loại máy ép được sử dụng để tạo hạt nhựa HDPE với khối lượng lớn. Quá trình này bắt đầu bằng việc đưa nguyên liệu vào máy ép trục vít, sau đó nguyên liệu sẽ được nghiền và ép qua trục vít để tạo thành hạt nhựa. Quá trình này cũng yêu cầu nhiệt độ và áp suất cao để đảm bảo chất lượng sản phẩm.

Sau khi quá trình tạo hạt nhựa hoàn tất, các hạt nhựa HDPE sẽ được đóng gói và chuyển đến các bước tiếp theo trong quy trình sản xuất sản phẩm nhựa HDPE.

Bước 3. Sản xuất sản phẩm từ hạt nhựa

Sau khi đã có các hạt nhựa HDPE đạt chuẩn chất lượng, bước tiếp theo trong quy trình sản xuất nhựa HDPE là sản xuất sản phẩm từ hạt nhựa. Các sản phẩm nhựa HDPE được sản xuất thông qua nhiều phương pháp khác nhau, tùy thuộc vào mục đích sử dụng của sản phẩm.

  • Ép phun nhựa.

  • Làm màng.

  • Đúc nhựa.

Sau khi các sản phẩm nhựa HDPE đã được sản xuất, chúng sẽ được kiểm tra chất lượng trước khi đóng gói và xuất xưởng để đưa vào sử dụng.

Bước 4. Kiểm tra chất lượng

Đây là một bước quan trọng trong quy trình sản xuất nhựa HDPE, khi sản phẩm được sản xuất sẽ được kiểm tra chất lượng để đảm bảo rằng chúng sẽ đáp ứng được các tiêu chuẩn chất lượng và độ bền cần thiết.

BÀI VIẾT MỚI: Chất Liệu TPU Là Gì​? Đặc điểm, Ứng Dụng Trong Sản Xuất Thiết Bi Bảo H

Phân biệt HDPE với các loại nhựa khác

Bảng phân biệt các chất liệu HDPE, LDPE và PVC

Tiêu chí

HDPE

LDPE

PVC

Cấu trúc hóa học

Chuỗi polymer dài, cấu trúc phân tử chặt chẽ.

Chuỗi polymer phân nhánh, cấu trúc phân tử lỏng lẻo.

Cấu trúc polymer tuyến tính với các nhóm clor.

Mật độ

0.93 - 0.97 g/cm³

0.91 - 0.94 g/cm³

1.3 - 1.45 g/cm³

Độ bền kéo

Cao (20 – 31 MPa)

Thấp (8-15 MPa)

Cao (Khoảng 25,7 MPa)

Độ giãn dài

10 – 100%

10 - 92,7%

10-25%

Nhiệt độ nóng chảy

120 – 130°C

105 - 115°C

100 - 260°C (Tùy loại)

Nhiệt độ sử dụng

-40°C đến 80°C (liên tục)

-80°C đến 95°C (trong thời gian ngắn)

Khoảng 70°C

Tính chịu hóa chất

Kháng axit, kiềm, dung môi hữu cơ, và nhiều loại hóa chất khác; tuy nhiên, kém bền với chất oxy hóa mạnh.

Chịu hóa chất kém hơn, dễ bị tấn công bởi các dung môi mạnh.

Chịu được nhiều loại hóa chất nhưng dễ bị phân hủy bởi một số hóa chất mạnh.

Tính thấm

Khả năng chống thấm nước và khí tốt, đặc biệt là với hơi nước.

Thấm nước và dầu dễ dàng hơn.

Thấm khí và hơi nước tốt hơn HDPE nhưng không thấm nước .

Độ cứng

Cao hơn LDPE, nhưng vẫn giữ tính linh hoạt ở mức tương đối.

Mềm và dẻo hơn, ít ổn định hơn.

Cứng và dẻo tùy thuộc vào loại PVC (cứng hay mềm).

Độ dẫn điện/ dẫn nhiệt

HDPE là chất cách điện và cách nhiệt tốt.

Dẫn điện và dẫn nhiệt thấp, nhưng có thể kém hơn HDPE

Dẫn điện kém, dẫn nhiệt không cao, nhưng PVC cứng có tính cách điện tốt

Khả năng tái chế

Thuộc mã tái chế số 2, có thể tái chế dễ dàng thành các sản phẩm mới.

Có thể tái chế nhưng khó hơn HDPE

Có thể tái chế nhưng tùy thuộc vào loại PVC (mềm hay cứng)

Màu sắc

Trong suốt tự nhiên hoặc có thể nhuộm thành các màu khác.

Trong suốt hoặc trắng sữa

Đa dạng màu sắc, thường là trắng, đen hoặc các màu khác tùy thuộc vào thành phần phụ gia

Ứng dụng phổ biến

Sản xuất chai nhựa, ống dẫn nước, túi nhựa, đồ chơi, thùng chứa hóa chất, vật liệu xây dựng, và lớp lót chống thấm.

Túi nhựa, màng nhựa, bao bì, vật liệu cách nhiệt, ống nhựa

Vật liệu xây dựng, ống dẫn, cửa sổ, đồ chơi, bao bì hóa chất

 

CHI TIẾT: Nhựa PVC Là Gì? Đặc Điểm, Ứng Dụng Nổi Bật Trong Sản Xuất Thiết Bị Bảo Hộ

2. Đặc tính của nhựa HDPE

Nhựa HDPE phổ biến vì nhiều lý do và tùy thuộc vào nhu cầu cá nhân, doanh nghiệp. Những lợi ích đáng chú ý nhất là:

Nhựa HDPE dẻo và chịu lực tốt

Độ bền cơ học cao, chịu va đập tốt

Một trong những đặc tính nổi bật nhất của nhựa HDPE là độ bền cơ học cao. Điều này có nghĩa là nhựa HDPE có khả năng chịu lực tốt và ít bị nứt vỡ khi chịu tác động từ môi trường bên ngoài. Với cấu trúc phân tử chặt chẽ và tính chất vững chắc, HDPE có thể chịu được các tác động va đập mạnh mà không bị biến dạng hoặc gãy vỡ.

Độ bền kéo của HDPE có thể đạt tới khoảng 20 - 31 MPa, vượt trội so với các loại nhựa khác như LDPE hay PVC, giúp HDPE dễ dàng chịu được các tải trọng lớn mà không bị biến dạng.

Khả năng chống hóa chất và chống thấm nước tuyệt vời

Nhựa HDPE có khả năng chống hóa chất cực kỳ tốt, khiến nó trở thành lựa chọn ưu tiên trong các ngành công nghiệp yêu cầu vật liệu có khả năng tiếp xúc với hóa chất mạnh như axit, kiềm, dung môi, dầu mỡ… Do có cấu trúc phân tử chặt chẽ và bền vững, HDPE không bị tác động nhiều từ các hóa chất giúp sản phẩm duy trì được tính toàn vẹn trong suốt quá trình sử dụng.

Bên cạnh đó, chất liệu HDPE còn có khả năng chống thấm nước rất hiệu quả. Vì vậy, các sản phẩm từ HDPE như ống nhựa HDPE và màng chống thấm thường được ứng dụng trong các công trình xây dựng và hạ tầng, nơi yêu cầu khả năng chống thấm tốt và độ bền lâu dài.

Khả năng chịu nhiệt và chịu tia UV

HDPE có khả năng chịu nhiệt khá tốt, với nhiệt độ sử dụng tối đa có thể lên đến khoảng 120°C, được sử dụng trong các môi trường có nhiệt độ cao mà không bị biến dạng hay mất đi các đặc tính cơ học. Mặc dù không thể chịu nhiệt như các vật liệu kim loại nhưng với khả năng chịu nhiệt này.

Thêm vào đó, HDPE có khả năng chống lại tác động của tia UV từ ánh sáng mặt trời. Điều này giúp các sản phẩm từ HDPE, như ống nước và màng chống thấm, được sử dụng ngoài trời trong thời gian dài mà không bị suy giảm chất lượng hay hư hỏng do ảnh hưởng của tia UV.

Tính linh hoạt và dễ gia công

Mặc dù có độ bền cao, HDPE vẫn giữ được tính linh hoạt nhất định giúp dễ dàng gia công và chế tạo thành các hình dạng khác nhau. Nhờ vào tính dễ gia công, HDPE có thể được xử lý bằng nhiều phương pháp như ép đùn, thổi khuôn, tiêm khuôn và hàn nhựa giúp tạo ra các sản phẩm từ đơn giản đến phức tạp với độ chính xác cao.

Tính linh hoạt của HDPE còn thể hiện qua khả năng uốn cong giúp nhựa có thể được sử dụng trong các ứng dụng yêu cầu sự mềm dẻo như ống dẫn hoặc bao bì nhựa.

Tính an toàn khi sử dụng

HDPE là một trong những loại nhựa an toàn và không chứa các chất độc hại, điều này khiến HDPE trở thành một lựa chọn an toàn trong các ứng dụng tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm hoặc nước uống. Vì vậy, nhựa HDPE thường được sử dụng trong sản xuất các chai nhựa, bao bì thực phẩm và thùng chứa hóa chất. Việc không chứa các chất gây hại giúp HDPE được công nhận là một chất liệu an toàn cho người sử dụng và thân thiện với sức khỏe cộng đồng.

3. Ứng dụng của HDPE

Nhựa HDPE được sử dụng rộng rãi trong nhiều ngành công nghiệp nhờ vào các đặc tính vượt trội như độ bền cơ học cao, khả năng chống hóa chất và nước, cùng với khả năng chịu nhiệt và chịu tia UV tốt. Dưới đây là các ứng dụng tiêu biểu của HDPE trong thực tế.

Sản xuất ống dẫn nước và ống thoát nước thải

Một trong những ứng dụng quan trọng nhất và phổ biến nhất của HDPE là trong sản xuất ống nhựa cho các hệ thống cấp thoát nước. Các ống nhựa HDPE được sử dụng rộng rãi trong các công trình xây dựng, hệ thống cấp nước sinh hoạt, thoát nước thải và thậm chí trong các dự án nông nghiệp (như hệ thống tưới tiêu).

Ống dẫn nước làm từ chất liệu HDPE

Ưu điểm: Ống nhựa HDPE có khả năng chịu áp lực cao, chống ăn mòn và không bị ảnh hưởng bởi các yếu tố hóa học và môi trường giúp đảm bảo độ bền lâu dài cho các hệ thống cấp nước.

Chống thấm tuyệt vời: Nhờ vào tính năng chống thấm nước vượt trội, ống HDPE không bị rò rỉ nước hay bị hư hỏng bởi các tác động của các yếu tố môi trường, giúp tăng hiệu quả sử dụng và giảm thiểu chi phí bảo trì.

Ngoài ra, nhựa HDPE cũng được sử dụng trong việc sản xuất ống dẫn khí hoặc các hệ thống được ống có yêu cầu đặc biệt về độ bền và khả năng chống lại các yếu tố tác động từ môi trường.

Sản xuất bao bì, chai lọ, thùng chứa hóa chất

Chất liệu HDPE được sử dụng để sản xuất bao bì, chai lọ và thùng chứa nhờ vào khả năng chống lại các tác nhân hóa học và độ bền cao. Các sản phẩm như chai đựng nước, dầu ăn, thuốc tẩy… thường được làm từ HDPE vì tính năng vượt trội của nó.

Chất liệu HDPE sản xuất chai lọ

Chống ăn mòn và kháng hóa chất: Chất liệu HDPE có khả năng chống lại nhiều loại hóa chất như axit, kiềm, dung môi hữu cơ giúp bảo vệ sản phẩm bên trong khỏi sự ảnh hưởng của môi trường bên ngoài.

An toàn thực phẩm: HDPE không chứa BPA nên rất an toàn khi sử dụng trong các sản phẩm đựng thực phẩm, đặc biệt là trong các chai nước hoặc bao bì thực phẩm.

Dễ gia công: Nhựa HDPE có thể được chế tạo thành các bao bì có hình dạng và kích thước đa dạng giúp đáp ứng nhu cầu sản xuất các loại bao bì khác nhau cho các sản phẩm tiêu dùng.

Sản xuất đồ chơi, đồ gia dụng

Sản xuất đồ chơi đồ gia dụng từ vật liệu HDPE

Chất liệu HDPE này còn được ứng dụng rộng rãi trong sản xuất đồ chơi và các sản phẩm gia dụng nhờ vào tính linh hoạt, độ bền cao và khả năng chống va đập tốt. Các sản phẩm đồ chơi, dụng cụ gia đình như ghế nhựa, bàn, thùng chứa đồ, rổ đựng… đều làm từ chất liệu HDPE.

An toàn cho trẻ em: Chất liệu không chứa các hóa chất độc hại nên nó an toàn khi sử dụng làm đồ chơi cho trẻ em. Ngoài ra, độ bền và khả năng chịu va đập của HDPE cũng giúp các sản phẩm trở nên chắc chắn và bền lâu.

Dễ dàng bảo trì và vệ sinh: Các sản phẩm gia dụng làm từ HDPE rất dễ bảo dưỡng, làm sạch và không bị mài mòn hoặc phai màu theo thời gian.

Sản xuất màng chống thấm, vật liệu xây dựng

Nhựa HDPE còn được ứng dụng trong sản xuất màng chống thấm, đặc biệt trong các công trình xây dựng và thủy lợi. Màng chống thấm HDPE có tác dụng ngăn chặn nước xâm nhập vào các công trình như tầng hầm, hồ chứa nước, ao hồ nuôi trồng thủy sản, các công trình đê điều…

Màng chống thấm từ chất liệu HDPE dẻo bền

Chống thấm hiệu quả: Màng chống thấm HDPE được thiết kế với tính năng chống thấm rất tốt, giúp bảo vệ các công trình khỏi sự tác động của nước ngầm hoặc mưa lớn. Được sử dụng trong các công trình xây dựng, đặc biệt là các công trình dưới mặt đất.

Độ bền cao: Màng chống thấm HDPE không chỉ chống nước mà còn có khả năng chịu lực, chống mài mòn tốt, đồng thời chống được sự tấn công của hóa chất, giúp kéo dài tuổi thọ công trình.

Sản xuất các thiết bị bảo hộ lao động

Các thiết bị bảo hộ lao động như mũ bảo hộ, giày bảo hộ, tấm bảo vệ, áo chống va đập thường được làm từ nhựa HDPE nhờ vào khả năng chống va đập, độ bền cao và trọng lượng nhẹ.

Nón bảo hộ được làm từ chất liệu HDPE

Bảo vệ người lao động: Nón bảo hộ làm từ HDPE có khả năng chịu lực va đập mạnh, giúp bảo vệ người sử dụng khỏi các tác động ngoại lực khi làm việc trong các môi trường nguy hiểm như công trường xây dựng, nhà máy chế biến, công nghiệp nặng…

Dễ dàng gia công và thiết kế: Nhựa HDPE dễ dàng được gia công thành các sản phẩm bảo hộ với các tính năng như độ bền cao, khả năng chống va đập và tính linh hoạt trong thiết kế.

Đặc biệt, nhựa HDPE không bị ảnh hưởng bởi sự ăn mòn của môi trường giúp các thiết bị bảo hộ luôn duy trì được tính hiệu quả và độ bền trong thời gian dài.

4. Ưu điểm và nhược điểm của HDPE

Việc hiểu rõ nhựa HDPE là gì và ứng dụng của chất liệu chắc chắn không thể bỏ qua phần thông tin về  các ưu điểm HDPE và nhược điểm của loại nhựa này.

Ưu điểm của HDPE:

Độ bền cơ học vượt trội

HDPE có một trong những đặc tính cơ học tốt nhất trong các loại hạt nhựa, với khả năng chịu lực mạnh mẽ và khả năng chống va đập cực kỳ tốt. Nhờ vào cấu trúc phân tử đặc, HDPE có thể chịu được những tác động lớn mà không bị gãy hoặc biến dạng.

So với các vật liệu khác như LDPE hay PVC, chất liệu HDPE có khả năng chịu lực và chống va đập vượt trội, làm cho nó trở thành lựa chọn tối ưu cho những ứng dụng đòi hỏi độ bền lâu dài.

Chất liệu HDPE có độ bền cơ học cao

- Khả năng chống hóa chất mạnh mẽ

Một trong những ưu điểm vượt trội khác của HDPE là khả năng chống hóa chất cực kỳ hiệu quả. Không phản ứng với hầu hết các axit, kiềm và dung môi hữu cơ. Trong khi đó các vật liệu khác như PVC có thể bị ăn mòn bởi một số hóa chất mạnh, HDPE lại giữ được tính ổn định lâu dài giúp bảo vệ các sản phẩm bên trong khỏi nguy cơ bị hư hỏng.

- Khả năng chống thấm nước tuyệt vời

Một đặc tính quan trọng của HDPE là khả năng chống thấm nước gần như hoàn hảo. So với LDPE, mặc dù cả hai đều có tính chống thấm nhưng HDPE có khả năng chịu áp lực và khối lượng nước cao hơn, phù hợp hơn trong các ứng dụng đòi hỏi sự bảo vệ hoàn hảo khỏi thấm nước.

Nhược điểm của HDPE: Mặc dù phổ biến, HDPE là loại polyme có một số hạn chế ngăn cản nhà sản xuất và người tiêu dùng sử dụng.

- Chống tia cực tím kém.

- Sự giãn nở nhiệt cao.

- Độ cứng thấp hơn so với Polypropylene.

- Khó liên kết bằng mối hàn.

- Có thể bị nứt, liên kết nhựa bị phá vỡ do thay đổi nhiệt độ đột ngột.

5. HDPE và môi trường

Việc sử dụng nhựa HDPE cũng đặt ra một số câu hỏi về tác động của nó đến môi trường, đặc biệt khi liên quan đến vấn đề rác thải nhựa và tái chế.

Tái chế nhựa HDPE bảo vệ môi trường

Khả năng tái chế của HDPE

Một trong những đặc điểm nổi bật của HDPE là khả năng tái chế rất cao. Được coi là một trong những loại nhựa dễ tái chế nhất, HDPE có thể được thu gom, xử lý và tái sử dụng để tạo ra các sản phẩm mới mà không giảm chất lượng của vật liệu.

Những tác động của HDPE đến môi trường

Dù có khả năng tái chế cao, nhưng việc sử dụng HDPE cũng tiềm ẩn một số tác động tiêu cực đối với môi trường nếu không được xử lý đúng cách. Dưới đây là các tác động tiêu của của HDPE đối với môi trường.

- Rác thải nhựa và sự tích tụ trong môi trường.

- Ảnh hưởng đến động vật hoang dã.

- Tác động đến đất và nước.

- Quá trình sản xuất HDPE và tác động đến khí nhà kính.

Các biện pháp sử dụng HDPE bền vững

Để giảm thiểu tác động tiêu cực của HDPE đến môi trường, cần thực hiện một số biện pháp nhằm cải thiện tính bền vững trong quá trình sử dụng và tái chế HDPE.

- Khuyến khích tái chế HDPE.

- Sử dụng HDPE tái chế trong sản xuất.

- Phát triển các sản phẩm HDPE thân thiện với môi trường.

- Hệ thống thu gom và tái chế nhựa hiệu quả hơn.

- Khuyến khích sử dụng nhựa thay thế thân thiện hơn.

Tóm lại, sau khi tìm hiểu và cung cấp thông tin cho bạn thì An Toàn Việt thấy được rằng nhựa HDPE là một vật liệu tuyệt vời ứng dụng rộng rãi trong các ngành công nghiệp, xây dựng, nông nghiệp. Hy vọng bài viết này hữu ích với bạn!

 

CÔNG TY TNHH BẢO HỘ LAO ĐỘNG AN TOÀN VIỆT
Địa chỉ : 340 Hà Huy Giáp, Khu Phố 3B, P. Thạnh Lộc, Quận 12, TP.HCM
Điện thoại: 028 2245 7878 Hotline: 0905 906 186
Email: info@antoanviet.vn Website: antoanviet.vn

Đang xem: Nhựa HDPE: Định Nghĩa, Phân Loại & Ứng Dụng Thực Tế