Hướng Dẫn Cách Khâu Đế Giày Da Chi Tiết Tại Nhà

Giày da không chỉ là món đồ thời trang mà còn thể hiện được phong cách và cá tính của bạn. Tuy nhiên, theo thời gian thì đế giày có thể bị mòn và hư hỏng nên sẽ bị ảnh hưởng về tính thẩm mỹ của đôi giày. Trong bài viết này, An Toàn Việt sẽ cho bạn chi tiết hơn về hướng dẫn cách khâu đế giày tại nhà chi tiết nhé!

1. Chuẩn bị dụng cụ cần thiết khi khâu đế giày da

Trước khi bắt đầu vào việc khâu đế giày da thì bạn nên chuẩn bị những dụng cụ khâu đế giày da cần thiết để đảm bảo trong quá trình thực hiện diễn ra suôn sẻ nhé!

Đế giày da phù hợp

Đế giày da là gì?

Đế giày da là một loại đế cao cấp và nó sẽ giúp cho đôi giày của bạn nhìn sang trọng và chỉnh chu hơn. Một đế giày da được tiếp xúc trực tiếp với mặt đất hàng ngày để bảo vệ cho bàn chân của bạn cũng như hỗ trợ cho bạn về dáng đi và giữ cho bàn chân của bạn ổn định hơn.

Đây là phần bạn sẽ thay thế nó nên bạn hãy lựa chọn những loại đế giày da có kích thước, kiểu dáng và chất liệu phù hợp với đôi giày của bạn. Tuy nhiên, hiện nay trên thị trường có rất nhiều đế giày da khác nhau như là đế bằng, đế cao, đế rãnh, đế chống trượt,…Bên cạnh đó, với mỗi loại đế giày da đều có những ưu và nhược điểm riêng để phù hợp với từng loại giày với mục đích sử dụng của người dùng bao gồm:

Đế bằng thường được sử dụng cho các loại giày tây, giày lười và mỗi đôi giày được gắn liền với những dịp quan trọng, môi trường công sở,... để thể hiện được vẻ ngoài sang trọng và lịch sự hơn.

Đế cao là lựa chọn lý tưởng cho những ai muốn tự tin về chiều cao và tạo dáng với vẻ thanh lịch vì nó mang lại phong cách cho người mang.

Đế rãnh rất phù hợp cho giày đi mưa hoặc leo núi vì nó cung cấp độ bám vượt trội cũng như khả năng chống trơn trượt hiệu quả.

Đế chống trượt là giải pháp hoàn hảo để đảm bảo được an toàn vì nó được chế tạo từ cao su hoặc vật liệu có độ ma sát cao. Chính vì điều đó giảm thiểu được nguy cơ trượt ngã.

Vì thế, bạn nên cân nhắc về mục đích sử dụng cũng như chất liệu, độ dày và độ bền sao cho phù hợp với phong cách mà bạn đã lựa chọn trước đó.

Chỉ khâu giày da chuyên dụng

Việc chọn đế giày da phù hợp thì công cụ “chỉ” là bước quan trọng trong việc khâu giày da. Dù dụng cụ này nhỏ nhưng nó được chế tạo từ các sợi nylon, polyester hoặc linen cao cấp với khả năng chịu được ma sát và mài mòn vượt trội để đảm bảo được độ bền cho từng đường khâu. Tuy nhiên, bạn phải lựa chọn phù hợp với màu sắc của chỉ tương đương với màu của đôi giày để tạo ra tính thẩm mỹ cũng như góp phần nâng cao các giá trị cho sản phẩm đôi giày da của mình.

Cuối cùng, việc chọn kích cỡ chỉ khâu giày da phù hợp với đôi giày là điều then chốt để tạo ra đường khâu chắc chắn khi đang trong quá trình sử dụng.

Kim khâu giày da (kim cong hoặc kim thẳng)

Kim khâu giày da được thiết kế đặc biệt với đầu kim sắc bén và lỗ xỏ chỉ lớn giúp đường khâu dễ dàng hơn khi xuyên qua với lớp da có chất liệu dày. Ngoài ra, còn có những loại kim khác để khâu giày da bao gồm:

Kim cong khi khâu ở những đường cong rất những điểm khó nên bạn cần phải tỉ mỉ trong từng nét khâu hơn để thể hiện được tính nổi bật cho đôi giày.

Tuy nhiên, khác với kim cong khâu ở những vị trí cầu kỳ thì kim thẳng là nơi mà để khâu những đường thẳng, nó dễ dàng hơn so với loại kim cong nhưng bạn cũng phải cẩn thận với đôi giày để tạo ra sản phẩm hoàn chỉnh cho người dùng.

Dùi đục lỗ

Là một dụng cụ không thể thiếu trong việc tạo ra các lỗ đều đặn trên đế giày và thân giày da giúp cây kim xuyên qua các lỗ đó dễ dàng và chắc chắn hơn. Tuy nhiên, sẽ có rất nhiều dùi với kích thước của lỗ khác nhau nên bạn hãy chọn kỹ càng mà bạn muốn đôi giày của bạn chỉnh chu hơn. 

Dùi đục lỗ này có những loại khác nhau bao gồm:

  • Dùi đục lỗ đơn (1 mũi): được đục từng lỗ riêng rẻ giúp kiểm soát được vị trí chính xác và nó phù hợp khi bạn khâu bằng tay với kỹ thuật thật tỉ mỉ.

  • Dùi đục lỗ đôi (2 mũi): được tạo ra 2 lỗ song song với nhau giúp tiết kiệm được thời gian và các khâu có khoảng cách cố định khi dùng để khâu.

  • Dùi đục lỗ 4 mũi: đối với những đường may dài, dùng dùi đục 4 lỗ giúp tạo ra các lỗ nhanh chóng hơn và đảm bảo tính thẳng hàng, đều đặn.

  • Dùi đục lỗ 6 mũi: được tạo ra những đường lỗ dài một cách chính xác và nó phù hợp với những đường chỉ dài trên đế giày được đồng nhất với nhau.

  • Dùi đục lỗ hình kim cương: là lựa chọn thích hợp khi dùng để khâu đường hình thoi giúp đường khâu đẹp và thẩm mỹ hơn.

  • Dùi đục lỗ hình tròn: là một loại dùi thông thường nhất giúp tạo ra các lỗ tròn truyền thống, dễ xuyên, và phù hợp với các đôi giày da khác nhau.

  • Dùi đục lỗ dạng răng sói (Pricking iron): được sử dụng trong các kỹ thuật khâu thủ công cao cấp giúp tạo ra các đường khâu sắc nét và chuyên nghiệp hơn

Việc lựa chọn những dùi đục lỗ khâu giày da là việc lựa chọn phù hợp cho bạn khi sửa giày da và nó trở nên dễ dàng và chắc chắn hơn khi sử dụng lâu dài.

Kìm bấm

Là công cụ hỗ trợ giữ cho đế giày chặt chẽ các phần da lại với nhau trong quá trình khâu, đặc biệt với những vị trí khó giữ bằng tay. Đồng thời nó được hỗ trợ kéo kim qua những lớp da dày tránh làm đau tay của bạn khi đang thao tác.

Trong quá trình khâu giày da, có một số kìm bấm để hỗ trợ cho bạn dễ dàng hơn:

  • Kìm bấm răng (Awl Pliers hoặc Lasting Pliers): là một loại kiềm chuyên dụng nhất cho việc làm giày da và chúng có những một mặt phẳng và một mặt có răng cưa được thiết kế cong và thẳng và nó có một chức năng là để kéo căng những mép da xung quanh khuôn giày.

  • Kìm mũi nhọn (Needle-Nose Pliers): là loại kìm có phần mũi nhọn và dài giúp trong việc giữ và điều hướng kim khâu cũng như gắp được các vật nhỏ như mảnh vụn.

  • Kìm mỏ quạ (Slip-Joint Pliers): là loại kìm đa năng có thể điều chỉnh được độ rộng của ngàm hẹp. Chúng có thể được dùng để giữ các lớp da dày khi dán keo hoặc chuẩn bị khâu.

  • Và các loại kẹp khác.

Lưu ý khi sử dụng kìm bấm trong khâu giày da

Tránh làm hỏng da nên bạn cần phải cẩn thận khi kẹp da đặc biệt là các da mềm hoặc các da đã hoàn thành nên bạn có thể sử dụng các miếng lót da vải mềm để bảo vệ bề mặt da.

Khi bạn trong quá trình sử dụng kìm thì không nên dùng lực quá mạnh vì nó có thể biến dạng hoặc hỏng da giày.

Búa cao su

Nó quan trọng trong quá trình khâu đế giày da, việc gõ nhẹ sau khi dán keo cố định giúp đảm bảo độ kết dính giữa đế giày và thân giày. Tuy nhiên, việc sử dụng búa cao su này cần phải đúng kỹ thuật và không dây hư hại đến bề mặt của giày.

Đúng kỹ thuật khi đặt giày trên một bề mặt chắc chắn sau quá trình dán keo, sau đó bạn dùng búa gõ nhẹ đều tay lên toàn bộ phần đế giày đặc biệt là các mép và góc giày để đảm bảo độ bám chắc. Ngoài ra tránh dùng lực quá mạnh vì nó có thể làm biến dạng của form giày.

Khác với búa kim loại làm ảnh hưởng đến giày thì có búa cao su có đầu mềm và có tính đàn hồi nên sẽ giúp bạn tạo được lực đủ mạnh để cố định mà không hư tổn đến chất liệu của da.

Dao rọc giấy

Là dụng cụ được hỗ trợ để cắt bỏ những phần đế cũ và loại bỏ các lớp keo dư thừa hoặc cắt chỉ thừa sau khi khâu đế giày. Việc dao rọc giấy bạn chuẩn bị những loại có phần sắc bén sẽ giúp cắt đường khâu gọn gàng và không làm rách hay xước da của giày.

Để đảm bảo an toàn khi sử dụng, bạn nền cầm dao cho chắc chắn và thực hiện từ từ để tránh làm hỏng phần da dày. Ngoài ra, dao rọc giấy còn hỗ trợ bạn về việc điều chỉnh kích thước đế giày sao cho vừa với các thân của giày. 

Keo dán giày chuyên dụng

Khi khâu giày da, việc lựa chọn keo dán giày chuyên dụng là điều cần thiết khi hoàn thành của một đôi giày. Tuy nhiên, tùy theo chất liệu giày mà nó có thể lựa chọn các loại keo phù hợp:

Keo cao su: phù hợp khi sử dụng với đôi giày có đế cao su hoặc giày thể thao.

Keo epoxy: được sử dụng khi cần dán các đế giày cực kỳ chắc chắn và chịu lực tốt, thường dùng cho các đôi giày cao cấp.

Keo polyurethane (PU): là loại keo có độ bám dính cực cao và có khả năng kết dính mạnh mẽ trên nhiều loại vật liệu khác nhau bao gồm cả da, cao su và các chất liệu tổng hợp khác. Ngoài ra, keo PU còn có khả năng chống nước và chịu nhiệt tốt nên sẽ giúp cho đôi giày của bạn được bền bỉ hơn trong mọi điều kiện về thời tiết. Cuối cùng, keo polyurethane là lựa chọn lý tưởng cho việc dán đế giày đặc biệt cho những đôi đòi hỏi độ bền và khả năng chống chịu cao.

Giấy nhám

Giấy nhám được dùng cọ sát để làm nhám bề mặt giày và đế giày trước khi dán keo giúp loại bỏ được lớp keo cũ hoặc dính bụi. Từ đó, tạo độ nhám tốt hơn cho keo khi kết dính giữa đế giày và thân giày. Thông qua đó, có hai loại giấy nhám phổ biến là:

  • Giấy nhám mịn dùng để mài nhẹ cho đôi giày để làm sạch các chi tiết nhỏ mà không làm hư tổn bề mặt của giày.

  • Giấy nhám khô dùng để đánh bay các lớp keo cũ hoặc làm nhám bề mặt đế giày trước khi dán keo giúp cho độ dính của keo được bền chặt hơn và sử dụng sản phẩm được lâu trong thời gian dài.

Bút chì hoặc bút đánh dấu

Hai loại bút này dùng để đánh dấu các vị trí đục lỗ và đường khâu trên đế giày một cách chính xác trong quá trình khâu diễn ra. Khi đánh dấu để đục nên sử dụng bút chì có thể xóa được hoặc bút đánh dấu chuyên dụng để tránh làm mất đi tính thẩm mỹ của đôi giày sau khi hoàn tất. Tuy nhiên, nếu sử dụng bút mực bạn nên lựa bút có thể bay màu vì nó sẽ không làm lại dấu vết trên đôi giày đó. 

2. Các bước thực hiện khâu đế giày da

Các bước khâu đế giày da

Các bước khâu đế giày da

Sau khi đã chuẩn bị đầy đủ các dụng cụ để khâu đế giày da, cùng An Toàn Việt khám phá thêm các bước thực hiện khâu đế giày da một cách chi tiết nữa nhé:

Bước 1: Tháo đế giày cũ (nếu có)

Trong thời gian bạn đi nhiều mà đôi giày của bạn bị hư hỏng hoặc mòn thì hãy dùng dao rọc giấy để tháo đế giày cũ ra khỏi thân giày nhưng phải thật cẩn thận. Sau đó, bạn cố gắng làm sạch hết những phần keo và các mảnh vụn vẫn còn sót lại trên đôi giày.

Bước 2: Làm sạch bề mặt đế giày và thân giày

Sau khi tháo đế giày da và làm sạch đi rồi thì bạn sử dụng giấy nhám chà nhẹ lên bề mặt đế giày và thân giày để tạo được độ nhám giúp keo được bám dính tốt hơn. Cuối cùng, bạn dùng khăn sạch để lau hết các bụi bẩn.

Bước 3: Đánh dấu vị trí các lỗ khâu trên đế giày mới

Tiếp theo bạn đặt đế giày da lên trên thân giày và căn chỉnh sao cho khớp rồi bạn dùng bút chì hoặc bút đánh dấu vị trí các lỗ khâu trên đế giày mới và khoảng cách giữa các lỗ khâu nên đều với nhau và nó thường cách khoảng 0.5cm - 1cm tùy thuộc vào kích thước đôi giày mà bạn chọn.

Bước 4: Dùng dùi đục lỗ tạo các lỗ khâu trên đế giày

Kế tiếp đặt đế giày da lên một bề mặt có độ cứng ví dụ như tấm gỗ và dùng dùi đục lỗ các vị trí mà bạn đánh dấu như bước ở trên. Ngoài ra, bạn hãy đảm bảo dùi sẽ được đặt thẳng đứng để các lỗ khâu được đều và thẳng hơn.

Bước 5: Bôi keo dán giày lên bề mặt đế giày và thân giày

Với một bề mặt đế giày và thân giày, bạn hãy lấy một lượng keo dán giày vừa đủ để bôi lên nhưng trước khi thao tác thì bạn nên đọc kỹ hướng dẫn sử dụng của keo bạn dùng xem về thời gian chờ và thường bạn sẽ chờ trong khoảng từ 5 - 10 phút để keo se khít lại với nhau.

Bước 6: Dán đế giày mới vào thân giày, dùng búa cao su gõ nhẹ để tăng độ bám dính

Cẩn thận đưa đế giày mới đã bôi keo vào thân giày, rồi ấn nhẹ để đảm bảo đế giày sa sau đó dùng búa cao su gõ nhẹ để tăng độ bám dính.

Bước 7: Khâu đế giày vào thân giày theo các lỗ đã đục

Việc khâu đế giày vào thân giày theo các lỗ đã đục thì đầu tiên bạn phải xỏ chỉ vào kim khâu sau đó làm theo các thao tác đục lỗ mà bạn đã sẵn từ trước. Tuy nhiên, bạn thật cẩn thận kéo chỉ vừa phải không quá chặt hoặc không quá lỏng tránh ảnh hưởng các mũi khâu bị hư hỏng.

Bước 8: Cắt bỏ phần chỉ thừa và hoàn thiện

Bước cuối cùng trong các bước thực hiện khâu đế giày da là bạn cắt bỏ phần chỉ thừa và kiểm tra lại tất cả các đường khâu để đảm bảo được đôi giày sẽ hoàn thiện và có tính thẩm mỹ khi đến người dùng.

3. Các kỹ thuật khâu đế giày da phổ biến

Các kỹ thuật khâu đế giày da

Các kỹ thuật khâu đế giày da

Trong các bộ phận của giày da, đế giày không chỉ là nền tảng để nâng đỡ bước chân mà còn là yếu tố quyết định của độ bền và sự thoải mái. Để tạo ra những đôi giày da chất lượng thì các kỹ thuật khâu đế giày da phổ biến dưới đây là phương pháp phổ biến và được phổ biến rộng rãi trong sản xuất giày da.

Kỹ thuật khâu mũi kép 

Đây là kỹ thuật khâu đế cao cấp đòi hỏi bạn phải có sự tỉ mỉ và tay nghề rất cao vì kỹ thuật này khi tạo ra các đường khâu tạo nên sự chắc chắn và khó bung nên nó mang đến vẻ đẹp sang trọng và đẳng cấp.

Kỹ thuật khâu mũi đơn

Ngoài ra, kỹ thuật khâu mũi đơn này thật đơn giản hơn khâu mũi kép vì chỉ sử dụng một cây kim và một sợi chỉ. Với một đường khâu như vậy giúp tiết kiệm được thời gian cũng như tiết kiệm được chi phí sản xuất. Và các đường khâu mũi đơn này được sử dụng cho các dòng về giày da thông thường để đáp ứng được nhu cầu hàng ngày của người dùng.

Kỹ thuật khâu ziczac

Với kỹ thuật này dùng để khâu đế giày độc đáo nên cấu thành ra đường chỉ khâu hình ziczac đẹp mắt và cuốn hút. Bên cạnh đó, kỹ thuật khâu ziczac thường sử dụng cho dòng giày da thời trang và mang đến vẻ đẹp cá tính cũng như tính hiện đại của người dùng hiện nay.

Tóm lại, mỗi kỹ thuật khâu đế giày da đều có những ưu và nhược điểm riêng để phù hợp với từng loại giày và mục đích sử dụng của người dùng. Nên việc chọn kỹ thuật khâu đế giày da cũng góp phần tạo nên những đôi giày da chất lượng và đáp ứng được sở thích của người dùng.

4. Lưu ý khi khâu đế giày da

Để đảm bảo độ bền và tính thẩm mỹ cho đôi giày da của bạn, việc quá trình khâu đế cần đòi hỏi sự tỉ mỉ và cẩn thận nên bạn phải lưu ý những điều sau đây: 

Đầu tiên, bạn nên chọn loại chỉ và kim khâu phù hợp với chất liệu da là cực kỳ quan trọng và nên chọn những kim khâu sắc bén để dễ dàng xuyên qua lớp da mà không bị hư hỏng. 

Tiếp theo, kỹ thuật khâu đều tay và chắc chắn để đảm bảo độ bền cho đế giày là yếu tố then chốt để tạo nên đường chỉ đẹp mắt và bền bỉ. Để tăng cường độ bám dính, bạn sử dụng những loại keo dán giày chuyên dụng để tăng độ bám dính giúp cho đường khâu thêm phần chắc chắn hơn.

Cuối cùng, đeo găng tay bảo hộ để tránh bị thương khỏi những vật sắc nhọn như kim khâu hay dao rọc giấy cũng như giữ vệ sinh cho đôi giày sạch sẽ trong quá trình khâu.

Tìm hiểu thêm bài viết Các loại máy may giày da chuyên dụng cho từng công đoạn để biết thêm chi tiết nhé!.

Khâu đế giày da chi tiết tại nhà không chỉ giúp bạn tiết kiệm chi phí mà còn là một cách tuyệt vời để bạn thể hiện sự khéo léo và chăm sóc những đôi giày yêu quý của mình. Với hướng cách khâu đế giày da chi tiết tại nhà như vậy, An Toàn Việt hy vọng bạn sẽ thực hiện thành để cho ra kết quả thật mong muốn nhưng cũng đừng quên bảo dưỡng giày bảo hộ thường xuyên để chúng luôn mới tinh nhé!.

CÔNG TY TNHH BẢO HỘ LAO ĐỘNG AN TOÀN VIỆT
Địa chỉ : 340 Hà Huy Giáp, Khu Phố 3B, P. Thạnh Lộc, Quận 12, TP.HCM
Điện thoại: 028 2245 7878 Hotline: 0905 906 186
Email: info@antoanviet.vn Website: antoanviet.vn

Đang xem: Hướng Dẫn Cách Khâu Đế Giày Da Chi Tiết Tại Nhà