Dòng điện tuy ẩn náu những mối nguy hiểm khôn lường bên trong nếu chúng ta chủ quan trong quá trình sử dụng. Việc đảm bảo an toàn điện từ ngôi nhà đến môi trường làm việc hàng ngày là yếu tố sống còn để bảo vệ tính mạng và tài sản của chúng ta.
Do đó để hiểu rõ tầm quan trọng về điện, An Toàn Việt sẽ mang đến cho bạn về Hướng dẫn sử dụng điện an toàn tại nhà và nơi làm việc - một cẩm nang giúp bạn nhận biết những rủi ro và áp dụng những biện pháp phòng tránh hiệu quả.
1. Kiến thức cơ bản về an toàn điện
An toàn điện là gì?
An toàn điện là một hệ thống bao gồm những quy tắc, biện pháp cũng như kỹ năng quan trọng cho người sử dụng điện nhằm ngăn chặn tất cả các ảnh hưởng có hại và nguy hiểm từ nguồn điện, trường điện từ, điện hồ quang, hay tĩnh điện,... tới con người của chúng ta.
An toàn điện đề cập đến việc đảm bảo rằng hệ thống điện và các thiết bị điện được sử dụng một cách an toàn, giảm thiểu nguy cơ gây ra tai nạn, cháy nổ hoặc tổn thất về nguồn điện. An toàn điện không chỉ liên quan đến việc bảo vệ sự an toàn cá nhân mà còn đảm bảo cho toàn bộ cộng đồng.
Để đạt được an toàn điện, cần tuân thủ các quy tắc, hướng dẫn và tiêu chuẩn an toàn điện áp dụng trong ngành công nghiệp điện. Ngoài ra, việc đảm bảo an toàn điện còn bao gồm việc kiểm tra, bảo dưỡng định kỳ các thiết bị điện, cung cấp đào tạo cho người sử dụng và thực hiện các biện pháp phòng ngừa tai nạn điện.
Để biết thêm về an toàn điện, hãy tham khảo thêm về An Toàn điện là gì?
Điện giật là gì?
Điện giật là gì?
Là một trong những tai nạn nguy hiểm nhất trong sinh hoạt và lao động có thể gây tổn thương tới các cơ quan chức năng, hệ thần kinh, hay tim mạch dẫn đến co giật và bỏng, ngưng tim thậm chí là tử vong khi bị giật nặng. Dưới đây là những thông tin chi tiết liên quan đến các biểu hiện của người bị điện giật:
Đối với dòng điện từ 30V trở lên: Đã có thể gây cảm giác tê tái nhẹ đặc biệt là trong môi trường ẩm ướt.
Đối với dòng điện từ 50V - 100V: Đã ảnh hưởng đến tim mạch nếu tiếp xúc quá dài.
Đối với dòng điện từ 220V (điện dân dụng tại Việt Nam): Sẽ ảnh hưởng đến việc co giật cơ, ngừng tim và ngừng thở nếu dòng điện đi qua vùng não bộ và tim.
Đối với dòng điện trên 1000V (điện cao thế): Sẽ bị bỏng nặng, tổn thương các nội tạng và thậm chí tử vong ngay tại chỗ.
Ngoài ra, khi bị giật điện, thường bị hút vào nguồn điện làm cho co giật mạnh, la hét hoặc câm lặng thậm chí là ngất xỉu ngay lập tức và sau đó cũng có những biểu hiện khác như hôn mê, lú lẫn hoặc đau nhức toàn thân.
Hậu quả của tai nạn điện
Tai nạn điện không chỉ gây ra những tổn thương tức thời mà có thể gây ra những hậu quả cực kỳ nghiêm trọng làm ảnh hưởng đến sức khỏe và tính mạng của con người.
Theo báo cáo sơ bộ của Phòng Cảnh sát Phòng cháy, chữa cháy và Cứu nạn cứu hộ, chỉ tính riêng 6 tháng đầu năm 2024, toàn tỉnh xảy ra 19 vụ cháy trong đó có tới 68,7% tổng số vụ cháy do sự cố hệ thống hoặc thiết bị điện.
Tìm hiểu thêm thông tin về An Toàn Điện của Phòng Cảnh sát Phòng cháy, chữa cháy và Cứu nạn cứu hộ
Các mức độ nguy hiểm về hậu quả của tai nạn điện:
Về mức độ giật nhẹ sẽ gây cho bạn một cảm giác tê và giật mình
Các mức độ mạnh sẽ gây co giật, đau đớn và bỏng
Thậm chí là tử vong.
Các tác động lâu dài đến sức khỏe.
Tổn thương đến hệ thần kinh và tim mạch, tuy nhiên làm cơ thể của mình bị suy giảm chức năng khi vận động cũng như gây ra rối loạn tâm lý của cơ thể.
Nguyên nhân gây tai nạn điện
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tai nạn về điện bao gồm các yếu tố chủ quan, khách quan và một số nguyên nhân tiềm ẩn khác.
Chủ quan: Bất cẩn, thiếu kiến thức về an toàn điện, sử dụng thiết bị điện sai cách và luôn tự ý sửa điện khi không có chuyên môn về điện.
Khách quan: Thiết bị hỏng hóc, rò rỉ điện và môi trường ẩm ướt.
Một số nguyên nhân tiềm ẩn gây ra tai nạn điện như đường dây điện bị hở, trầy, xước hoặc ổ cắm hay công tắc bị lỏng lẻ, hư hỏng thậm chí là sử dụng luôn thiết bị điện kém chất lượng.
2. Các biện pháp sử dụng điện an toàn
Các biện pháp sử dụng điện an toàn
2.1 Lắp đặt và sử dụng thiết bị điện đúng cách
Lắp đặt thiết bị đóng ngắt điện (aptomat, cầu dao, cầu chì) theo đúng các tiêu chuẩn như sau:
Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 9206:2012 về đặt thiết bị điện trong nhà và công trình công cộng.
Tiêu chuẩn 7447 (IEC 60364) về hệ thống lắp đặt điện hạ áp
Ngoài ra sử dụng các thiết bị đóng ngắt điện phù hợp với công suất là rất quan trọng để đảm bảo an toàn và hiệu quả nguồn điện. Dưới đây là hướng dẫn chi tiết như sau:
Công suất (P) đo bằng watt (W) được thể hiện lượng điện năng tiêu thụ của thiết bị
Dòng điện (I) đo bằng ampe (A) được thể hiện lượng điện chạy qua dây dẫn.
Điện áp (U) đo bằng volt (V) được thể hiện hiệu điện thế giữa hai đầu dây dẫn.
Thông thường, bạn nên chọn những vị trí lắp đặt an toàn như ở cao tránh xa tầm tay trẻ em, ở những nơi khô ráo thoáng mát hoặc bên trong tủ điện để đảm bảo an toàn và tính thẩm mỹ. Và đặc biệt lưu ý cách lắp thiết bị điện phải tùy từng khu vực trong gia đình như phòng khách, phòng bếp, phòng ngủ, hay phòng tắm.
2.2 Bảo vệ trẻ em khỏi nguy cơ điện giật
Các hộ gia đình có trẻ em nhỏ nên che chắn các ổ điện lại với nhau trong việc sử dụng an toàn điện tại nhà bằng cách đậy nắp an toàn điện cũng như dạy trẻ không được chơi đùa gần với ổ điện và thậm chí không được để trẻ em sử dụng thiết bị điện khi không có người lớn giám sát.
2.3 Sử dụng thiết bị điện chất lượng
Để đảm bảo an toàn và hiệu quả khi sử dụng thiết bị điện chất lượng là vô cùng hiệu quả. Dưới đây là các tiêu chuẩn và nơi mua thiết bị điện an toàn và chất lượng:
Về các tiêu chuẩn thiết bị an toàn điện
Đầu tiên, ưu tiên các thiết bị điện có thông tin rõ ràng của nhà sản xuất và địa chỉ rõ ràng, tránh mua các sản phẩm không rõ nguồn gốc.
Tiếp theo, cần kiểm tra kỹ các thông số kỹ thuật về sản phẩm như công suất, điện và dòng điện (những thông tin này tôi đã để bên trên).
Ngoài ra, sản phẩm phải có các chứng nhận chất lượng như TCVN (Tiêu chuẩn Việt Nam) hoặc IEC (Ủy ban Kỹ thuật Điện Quốc tế) và các chứng nhận khác.
Về nơi mua thiết bị điện an toàn và chất lượng
Bạn nên lựa chọn những thương hiệu thiết bị điện uy tín như Philips, Panasonic, Schneider Electric,...Ngoài ra, nên chọn những cửa hàng hoặc đại lý chính hãng vì đây là nơi cung cấp các sản phẩm uy tín và có giấy tờ đầy đủ chứng nhận.
Song song đó, tại các siêu thị điện máy lớn thường có nhiều lựa chọn các sản phẩm từ các thương hiệu uy tín và có chính sách bảo hành tốt.
Về bạn chọn mua hàng trực tuyến thì bạn hãy chọn các trang web thương mại điện tử uy tín và có đánh giá tốt từ các người mua trước.
2.4 Sử dụng hệ thống ngắt điện tự động
Để đảm bảo an toàn điện tối đa, việc kiểm tra và đánh giá định kỳ hệ thống điện là vô cùng quan trọng điều này giúp phát hiện sớm các nguy cơ tiềm ẩn để kịp thời khắc phục.
Song song đó, cần xây dựng quy trình an toàn chi tiết và rõ ràng của từng môi trường làm việc và sinh hoạt việc này giúp hộ gia đình nắm vững các quy tắc an toàn một cách có hệ thống tránh nguy cơ điện giật.
Ngoài ra, việc sử dụng thiết bị cảnh báo như chuông báo động, đèn báo động hay thiết bị ngắt điện tự động cũng góp phần nâng cao khả năng phát hiện và xử lý các sự cố nhanh chóng và giảm thiểu tối đa thiệt hại.
2.5 Kiểm tra và bảo trì hệ thống điện định kỳ
Việc kiểm tra đường dây, ổ cắm hay công tắc là bước đầu tiên vô cùng quan trọng nên cần rà soát thật kỹ lưỡng để phát hiện sớm các dấu hiệu về hư hỏng và rò rỉ điện.
Bên cạnh đó, việc bảo hành bảo trì thiết bị điện theo khuyến cáo của nhà sản xuất giúp cho các hộ gia đình kéo dài thời gian sử dụng cũng như đảm bảo hiệu suất hoạt động ổn định của dòng điện trong phòng chống điện giật.
Đặc biệt, kiểm tra hệ thống đường điện bao gồm cả hệ thống tiếp địa, chống sét là điều không thể bỏ qua nhất là các công trình xây dựng lớn hoặc khu vực có nguy cơ điện cao.
Cuối cùng, định kỳ bảo trì các thiết bị điện là biện pháp chủ động giúp ngăn chặn các sự cố bất ngờ cho người sử dụng.
2.6 Tuân thủ các nguyên tắc an toàn khi sử dụng điện
Trong hộ gia đình của chúng ta hay các cơ quan, công ty,... cần được tuân thủ các nguyên tắc vàng khi sử dụng thiết bị an toàn điện như không tiếp xúc trực tiếp với nguồn điện, không sử dụng điện khi tay mới vừa rửa và không tự ý sửa chữa điện khi không có chuyên môn về điện. Đặc biệt, không sử dụng điện thoại đang trong quá trình sạc để tránh các trường hợp xấu xảy ra.
Vì vậy mà các hộ gia đình, cơ quan hay công ty,.. cần phải giữ khoảng cách với nguồn điện và tránh xa các khu vực điện thế cao hay đặt thiết bị điện xa các vật dễ cháy nổ.
2.7 Trang bị đồ bảo hộ khi làm việc với điện
Khi làm việc với điện, an toàn là ưu tiên đặt lên hàng đầu nên vì thế phải trang bị thêm găng tay cách điện, giày bảo hộ hay mũ bảo hộ để bảo vệ bản thân khỏi nguy cơ điện giật.
Ngoài ra, hãy sử dụng các dụng cụ cách điện chuyên dụng để kiểm tra an toàn điện tuyệt đối. Đặc biệt, việc mang đồ bảo hộ khi sử dụng các công cụ điện cầm tay là điều không thể thiếu do đó cần trang bị bảo hộ đầy đủ để giảm các rủi ro trong quá trình làm việc với điện.
2.8 Phòng tránh nguy cơ điện giật khi mưa bão
Thường gặp các tình huống thời tiết xấu hoặc môi trường nguy hiểm, việc đảm bảo an toàn điện là vô cùng quan trọng. Cụ thể khi trời mưa bão, ngập lụt tuyệt đối tránh xa các nguồn điện, cột điện hay đường dây điện để không gặp các trường hợp xấu.
Ngoài ra, khi sử dụng các thiết bị ngoài trời cần kiểm tra thật kỹ để đảm bảo an toàn và không có dấu hiệu hư hỏng. Song song đó khi làm việc gần đường dây điện cao thế cần tuân thủ nghiêm ngặt về các quy định an toàn và sử dụng đồ bảo hộ chuyên dụng.
Và trên hết ngắt tất cả các nguồn điện khi thời tiết xấu là biện pháp mà gia đình cần phải chủ động chú ý giúp phòng chống được các sự cố đáng tiếc.
2.9 Có kiến thức cơ bản về an toàn điện
Để có một cộng đồng an toàn điện, việc chuẩn bị các kiến thức cơ bản là điều tiên quyết nhất. Do đó cần tổ chức các buổi tập huấn và tuyên truyền về điện để nâng cao nhận thức về nguy cơ điện giật và cách phòng tránh.
Đồng thời cung cấp cho mỗi gia đình một tài liệu hướng dẫn về điện sẽ giúp mọi người dễ dàng tiếp cận và áp dụng các biện pháp an toàn.
Đặc biệt hơn là giáo dục cho trẻ em từ sớm về an toàn điện là vô cùng quan trọng giúp hình thành các thói quen tốt và bảo vệ các em khỏi những tai nạn xấu xảy ra.
3. Kỹ năng sơ cứu khi bị điện giật
Kỹ năng sơ cứu khi bị điện giật
Khi gặp người bị điện giật, việc sơ cứu kịp thời và đúng cách có thể cứu sống nạn nhân. Dưới đây là các bước sơ cứu cần thiết:
Đảm bảo an toàn cho bản thân và nạn nhân: Đây là bước quan trọng nhất nên bạn cần phải tìm cách ngắt cầu dao điện, rút phích cắm hoặc tắt nguồn điện hoặc sử dụng các vật liệu không dẫn điện như gỗ khô, nhựa hoặc cao su để tách nạn nhân ra khỏi nguồn điện. Tuyệt đối không chạm vào nạn nhân khi vẫn còn dòng điện
Xem tình trạng của nạn nhân: Bằng cách gọi to, lay người nhẹ nạn nhân để kiểm tra xem họ còn tỉnh táo hay không. Sau đó, kiểm tra hô hấp và tuần hoàn nạn nhân nếu bất tỉnh kiểm tra xem họ còn thở hay tim còn đập hay không. Ngoài ra, quan sát lồng ngực và áp tai vào mũi hoặc miệng để nghe về hơi thở nạn nhân.
Thực hiện các bước sơ cứu: Nếu nạn nhân còn thở và tim ngừng đập, hãy đặt nạn nhân nằm nghiêng an toàn để kiểm tra các vết bỏng và vết thương khác sau đó hãy gọi ngay cấp cứu. Nếu nạn nhân ngừng thở hoặc tim ngừng đập, hãy thực hiện động tác hô hấp nhân tạo và ép tim ngoài lồng ngực (CPR) ngay lập tức.
Chăm sóc sau sơ cứu: Bằng cách theo dõi tình trạng của nạn nhân, sau đó theo dõi việc ý thức, hô hấp và tuần hoàn của nạn nhân cho đến khi y tế chuyên nghiệp đến.
Sử dụng điện an toàn tại nhà hoặc nơi làm việc là trách nhiệm của mỗi con người chúng ta, hãy nâng cao ý thức cũng như tuân thủ các biện pháp an toàn điện để bảo vệ bản thân và cộng đồng xung quanh. Những gì thông tin bên trên, An Toàn Việt đã cung cấp các thông tin về điện mà còn trang bị những kỹ năng cần thiết và biến từ những kiến thức về điện này thành hành động chân thực nhất để mỗi ngày trôi qua là một ngày an toàn và hiệu quả.
Địa chỉ : 340 Hà Huy Giáp, Khu Phố 3B, P. Thạnh Lộc, Quận 12, TP.HCM
Điện thoại: 028 2245 7878 Hotline: 0905 906 186
Email: info@antoanviet.vn Website: antoanviet.vn