Nội Quy Công Trình Xây Dựng: Mẫu Chuẩn & Những Điều Cần Lưu Ý (2025)

Công trình xây dựng là môi trường làm việc tiềm ẩn nhiều rủi ro và thách thức. Do đó, việc tuân thủ các nội quy công trình xây dựng là vô cùng quan trọng, giúp đảm bảo an toàn lao động, chất lượng công trình, tiến độ thi công và bảo vệ môi trường. Một bộ nội quy xây dựng rõ ràng và chi tiết sẽ giúp tất cả các bên liên quan.

Trong bài viết này, An Toàn Việt sẽ cung cấp cho bạn mẫu nội quy công trình xây dựng chuẩn và những điểm cần lưu ý về các quy định quan trọng liên quan đến an toàn lao động, quản lý chất lượng công trình, tiến độ thi công, bảo vệ môi trường và xử lý vi phạm.

Các quy định chung

Các quy định chung trong nội quy công trình xây dựng đóng vai trò quan trọng trong việc tạo ra một môi trường làm việc an toàn, hiệu quả và có tổ chức. Mỗi công trình xây dựng sẽ có những yêu cầu và nội dung quy định riêng, tuy nhiên, các quy định chung sẽ đảm bảo rằng mọi hoạt động diễn ra đúng quy trình và tuân thủ các chuẩn mực bảo vệ an toàn lao động.

Quy định chung trong công trình xây dựng

Quy định chung trong công trình xây dựng

Phạm vi áp dụng nội quy

Nội quy công trình xây dựng áp dụng cho tất cả các cá nhân và tổ chức tham gia vào quá trình thi công công trình, bao gồm:

- Công nhân và nhân viên thi công: Những người thực hiện công việc trực tiếp tại công trình.

- Kỹ sư, giám sát viên và chuyên gia: Những người chịu trách nhiệm giám sát chất lượng và kỹ thuật công trình.

- Nhà thầu chính và nhà thầu phụ: Các tổ chức hoặc cá nhân tham gia thực hiện các công đoạn cụ thể của công trình.

- Nhà cung cấp vật tư: Các tổ chức cung cấp nguyên vật liệu cho công trình phải tuân thủ các quy định về kiểm tra chất lượng và nguồn gốc vật liệu.

Quy định này giúp xác định rõ ràng ai là đối tượng phải tuân thủ nội quy, từ đó dễ dàng kiểm soát và tổ chức các hoạt động trên công trường.

Đối tượng áp dụng nội quy

Mọi cá nhân và tổ chức tham gia vào công trình xây dựng đều phải tuân thủ các quy định đều phải tuân thủ các quy định trong nội quy công trình xây dựng. Cụ thể, các đối tượng bao gồm:

- Nhà thầu.

- Công nhân thi công.

- Kỹ sư, giám sát công trình.

- Chủ đầu tư.

Quy định về việc ra vào công trình

Quy định về việc ra vào công trình xây dựng nhằm đảm bảo an toàn cho công nhân và các cá nhân liên quan, đồng thời kiểm soát các yếu tố như thiết bị, phương tiện và vật tư có liên quan đến công trình. Các quy định công trình xây dựng bao gồm:

Quy định về việc ra vào công trình xây dựng

Quy định về việc ra vào công trình xây dựng

- Giấy phép ra vào công trình: Mọi người vào công trường phải có giấy phép làm việc hợp lệ, được cấp phát và kiểm tra trước khi vào. Các cá nhân không có nhiệm vụ công việc tại công trường sẽ không được phép vào.

- Kiểm tra an toàn: Trước khi vào công trường, tất cả các cá nhân và phương tiện đều phải được kiểm tra về an toàn, đặc biệt là các thiết bị bảo vệ cá nhân (PPE) như mũ bảo hộ, giày bảo hộ, găng tay, kính bảo hộ

- Giới hạn số lượng người: Chỉ những người có trách nhiệm trực tiếp mới được phép vào công trường. Điều này giúp giảm thiểu tình trạng ùn tắc và bảo đảm sự an toàn cho công nhân.

- Phương tiện vận chuyển: Các phương tiện vận chuyển phải được kiểm tra và đảm bảo an toàn

Quy định về việc sử dụng các phương tiện và thiết bị tại công trình

Các phương tiện và thiết bị thi công là những yếu tố không thể thiếu trong một công trình xây dựng. Tuy nhiên, việc sử dụng chúng phải được kiểm soát chặt chẽ để đảm bảo an toàn và chất lượng công trình. Quy định này bao gồm:

- Sử dụng thiết bị đúng cách.

- Bảo trì và kiểm tra định kỳ.

- Sử dụng bảo vệ cá nhân khi vận hành thiết bị.

Quy định về an toàn lao động

An toàn lao động công trình luôn là yếu tố then chốt trong bất kỳ công trình xây dựng nào. Công trình xây dựng tiềm ẩn nhiều rủi ro và nguy cơ tiềm ẩn đối với sức khỏe và tính mạng của công nhân, kỹ sư, giám sát viên và những người tham gia khác. 

Chính vì vậy, việc tuân thủ các quy định về an toàn lao động công trình không chỉ giúp giảm thiểu tai nạn mà còn đảm bảo tiến độ thi công và chất lượng công trình. Dưới đây là các quy định chi tiết liên quan đến an toàn lao động trên công trường xây dựng.

Quy định về việc sử dụng phương tiện bảo hộ cá nhân

Cụ thể khoản 1 Điều 3 Thông tư 25/2022/TT-BLĐTBXH quy định phương tiện bảo vệ cá nhân là những dụng cụ, phương tiện cần thiết mà người lao động phải được trang cấp để sử dụng trong khi làm việc hoặc thực hiện nhiệm vụ để bảo vệ cơ thể khỏi tác động của các yếu tố nguy hiểm.

Phương tiện bảo vệ cá nhân trong quá trình xây dựng công trình

Phương tiện bảo vệ cá nhân trong quá trình xây dựng công trình 

Phương tiện bảo vệ cá nhân bao gồm:

- Phương tiện bảo vệ đầu.

- Phương tiện bảo vệ mắt, mặt.

- Phương tiện bảo vệ thính giác.

- Phương tiện bảo vệ cơ quan hô hấp.

- Phương tiện bảo vệ tay.

- Phương tiện bảo vệ chân.

- Phương tiện bảo vệ thân thể.

- Phương tiện chống ngã cao.

- Phương tiện chống điện giật, điện tử trường, tia phóng xạ.

- Phương tiện chống đuối nước.

- Các loại phương tiện bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động khác.

>> An Toàn Việt đa dạng các sản phẩm thiết bị bảo hộ lao động chất lượng như nón bảo hộ, găng tay bảo hộ, nút tai chống ồn, giày bảo hộ, dây đai an toàn...

Căn cứ theo Điều 5 Thông tư 25/2022/TT-BLĐTBXH quy định nguyên tắc trang cấp phương tiện bảo vệ cá nhân gồm:

 - Người sử dụng lao động phải tổ chức đánh giá, kiểm soát yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại tại nơi làm việc theo quy định của pháp luật; thực hiện các biện pháp về công nghệ, thiết bị, kỹ thuật an toàn, vệ sinh lao động để loại trừ hoặc hạn chế tối đa các tác hại của yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại, cải thiện điều kiện lao động trước khi thực hiện biện pháp trang cấp phương tiện bảo vệ cá nhân.

- Người sử dụng lao động lập danh mục và trang cấp phương tiện bảo vệ cá nhân cho người lao động theo danh mục phương tiện bảo vệ cá nhân trang cấp cho người lao động làm nghề, công việc có yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư 25/2022/TT-BLĐTBXH.

Thông tư về quy định nguyên tắc trang cấp phương tiện bảo vệ cá nhân

Thông tư về quy định nguyên tắc trang cấp phương tiện bảo vệ cá nhân

- Ngoài việc lập danh mục quy định tại khoản 2 Điều 5 Thông tư 25/2022/TT-BLĐTBXH, người sử dụng lao động chủ động xây dựng danh mục và trang cấp phương tiện bảo vệ cá nhân cho người lao động để đảm bảo an toàn, sức khỏe cho người lao động trong những năm gần đây:

Các nghề, công việc chưa quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư 25/2022/TT-BLĐTBXH mà người sử dụng lao động xét thấy có yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại không bảo đảm an toàn sức khỏe cho người lao động.

Các nghề, công việc được quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư 25/2022/TT-BLĐTBXH nhưng cần bổ sung danh mục phương tiện bảo vệ cá nhân để bảo đảm ngăn ngừa có hiệu quả các tác hại của các yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại trong môi trường lao động.

- Người sử dụng lao động căn cứ vào mức độ yêu cầu của từng nghề, công việc cụ thể tại cơ sở của mình, khuyến nghị của nhà sản xuất đối với từng loại phương tiện bảo vệ cá nhân để quyết định thời hạn sử dụng, số lượng phương tiện bảo vệ cá nhân cho phù hợp với tính chất công việc và chất lượng của phương tiện bảo vệ cá nhân.

- Tùy theo yêu cầu cụ thể, người sử dụng lao động trang cấp các phương tiện bảo vệ cá nhân cần thiết cho người đến thanh tra, kiểm tra, thăm quan, học tập để sử dụng trong thời gian thanh tra, kiểm tra, thăm quan, học tập.

- Người lao động không phải trả tiền về việc sử dụng phương tiện bảo vệ cá nhân và có quyền yêu cầu người sử dụng lao động bổ sung mới hoặc thay đổi loại phương tiện bảo vệ cá nhân cho phù hợp với điều kiện thực tế.

Quy định về việc tuân thủ các biện pháp thi công an toàn

An toàn lao động trong quá trình thi công là vấn đề mà mọi công nhân và nhà thầu cần tuân thủ nghiêm ngặt. Để đảm bảo an toàn và hạn chế tai nạn lao động trong xây dựng, ngày 03/02/2010 Bộ Xây dựng đã ban hành Thông tư số 22/2010/TT-BXD quy định về an toàn lao động trong thi công xây dựng công trình.

Tuân thủ quy trình thi công an toàn - Giám sát liên tục quá trình thực hiện

Tuân thủ quy trình thi công an toàn - Giám sát liên tục quá trình thực hiện

- Lắp đặt và sử dụng các thiết bị bảo vệ công trường.

Rào chắn và biển báo nguy hiểm.

Cảnh bảo về máy móc, thiết bị.

Hệ thống điện an toàn.

- Tuân thủ quy trình thi công an toàn.

Công việc phải được lên kế hoạch và chuẩn bị kỹ lưỡng.

Giám sát liên tục.

- Các biện pháp an toàn khi làm việc trên cao.

Công nhân làm việc trên cao phải sử dụng dây an toàn và các thiết bị bảo vệ khác như thang an toàn, giày có đế chống trơn trượt…

Các khu vực làm việc trên cao cần phải có lan can hoặc rào chắn để ngăn ngừa người lao động bị rơi xuống.

- Hạn chế các yếu tố nguy hiểm: Các yếu tố nguy hiểm trong quá trình thi công như bụi, tiếng ồn, hóa chất và các vật liệu dễ cháy nổ phải được kiểm soát tốt để không gây hại cho công nhân và môi trường xung quanh.

Quy định về việc xử lý các sự cố về an toàn lao động

Dù công trình có tuân thủ các biện pháp an toàn nghiêm ngặt, sự cố vẫn có thể xảy ra, mỗi công trình phải có các quy định cụ thể về xử lý sự cố an toàn lao động:

- Quy trình sơ cứu tại công trường.

- Báo cáo tai nạn.

- Khám nghiệm và điều tra tai nạn.

- Xử lý kỷ luật đối với người vi phạm an toàn lao động.

Quy định về phòng cháy chữa cháy

Phòng cháy chữa cháy là một yếu tố quan trọng trong quy định an toàn lao động tại công trường. Các biện pháp phòng cháy chữa cháy bao gồm:

- Mỗi công trình xây dựng phải trang bị hệ thống phòng cháy chữa cháy đầy đủ như bình chữa cháy, vòi chữa cháy, hệ thống báo cháy tự động và các thiết bị cần thiết khác.

- Công nhân và các bên liên quan cần được huấn luyện định kỳ về phòng cháy chữa cháy, cách sử dụng thiết bị phòng cháy chữa cháy và các biện pháp xử lý khi có sự cố cháy nổ xảy ra.

- Các công nhân phải tuân thủ nghiêm ngặt quy định về việc sử dụng lửa trong công trường, đặc biệt là khi làm việc với vật liệu dễ cháy.

Quy định về quản lý chất lượng công trình

Quản lý chất lượng công trình xây dựng là một yếu tố then chốt trong việc đảm bảo sự bền vững, an toàn và hiệu quả của công trình sau khi hoàn thành. Việc tuân thủ nghiêm ngặt các quy định về quản lý chất lượng công trình giúp đảm bảo rằng mọi công đoạn từ việc lựa chọn vật liệu cho đến quy trình thi công đều đạt tiêu chuẩn chất lượng cao nhất.

Kiểm tra và nghiệm thu vật tư, vật liệu

Kiểm tra và nghiệm thu vật tư, vật liệu

Quy định về việc kiểm tra và nghiệm thu vật tư, vật liệu

Việc kiểm tra và đánh giá chất lượng vật liệu xây dựng trong quá trình nghiệm thu được quy định rõ ràng trong các văn bản pháp luật và tiêu chuẩn kỹ thuật. Quy trình này bao gồm nhiều bước, từ bước kiểm tra chất lượng vật liệu đầu vào đến đánh giá và lập biên bản nghiệm thu.

- Kiểm tra chất lượng vật liệu đầu vào.

Trước khi sử dụng, tất cả các vật liệu xây dựng như xi măng, cát, đá, thép và gạch phải được kiểm tra chất lượng đầu vào để đảm bảo đạt tiêu chuẩn kỹ thuật quy định. Các vật liệu không đạt yêu cầu phải được loại bỏ và thay thế bằng vật liệu đạt tiêu chuẩn.

- Kiểm tra chất lượng vật liệu trong quá trình thi công.

Trong quá trình thi công, vật liệu cần được kiểm tra liên tục để đảm bảo chúng vẫn duy trì được chất lượng như đã kiểm tra ban đầu. Ví dụ, thép phải được kiểm tra độ bền, xi măng phải được kiểm tra cường độ chịu nén sao khi đổ bê tông. Mọi sự sai lệch về chất lượng đều phải được xử lý kịp thời.

- Lấy mẫu và thử nghiệm vật liệu.

Việc lấy mẫu vật liệu xây dựng để thử nghiệm là yêu cầu bắt buộc nhằm đảm bảo các chỉ tiêu kỹ thuật của vật liệu đạt yêu cầu. Các mẫu được lấy sẽ được thử nghiệm tại phòng thí nghiệm để đánh giá các đặc tính cơ lý như độ bền, cường độ, khả năng chịu lực. Kết quả thử nghiệm là căn cứ để xác định chất lượng vật liệu.

- Đánh giá và lập biên bản nghiệm thu vật liệu.

Sau khi kiểm tra và thử nghiệm, các kết quả phải được đánh giá kỹ lưỡng và lập thành biên bản nghiệm thu vật liệu. Biên bản này là căn cứ pháp lý để xác nhận vật liệu đạt yêu cầu chất lượng và được phép sử dụng trong công trình.

Quy định về việc kiểm tra và nghiệm thu các công đoạn thi công

Việc nghiệm thu giai đoạn thi công xây dựng hoặc bộ phận công trình xây dựng được quy định tại khoản 1 Điều 22 Nghị định 06/2021/NĐ-CP như sau:

Kiểm tra và nghiêm thu giai đoạn thi công xây dựng

Kiểm tra và nghiêm thu giai đoạn thi công xây dựng

- Căn cứ vào điều kiện cụ thể của từng công trình, chủ đầu tư và các nhà thầu có liên quan được tự thỏa thuận về việc tổ chức nghiệm thu giai đoạn thi công xây dựng hoặc bộ phận công trình xây dựng trong các trường hợp sau.

Khi kết thúc một giai đoạn thi công hoặc một bộ phận công trình cần phải thực hiện kiểm tra, nghiêm thủ để đánh giá chất lượng trước khi chuyển sang giai đoạn thi công tiếp theo.

Khi kết thúc một gói thầu xây dựng.

- Việc nghiệm thu giai đoạn thi công xây dựng hoặc các bộ phận công trình xây dựng được thực hiện trên cơ sở xem xét kết quả các công việc đã được nghiệm thu theo quy định tại Điều 21 Nghị định này, các kết quả thí nghiệm, kiểm tra, kiểm định, thử nghiệm, chạy thử đảm bảo các yêu cầu kỹ thuật theo quy định của pháp luật có liên quan trong giai đoạn thi công xây dựng để đánh giá các điều kiện nghiệm thu theo thỏa thuận giữa các bên.

- Chủ đầu tư và các nhà thầu có liên quan được tự thỏa thuận về thời điểm tổ chức nghiệm thu, trình tự, nội dung, điều kiện và thành phần tham gia nghiệm thu, kết quả nghiệm thu được xác nhận bằng biên bản.

Như vậy, theo quy định, chủ đầu tư và các nhà thầu có liên quan được tự thỏa thuận về việc tổ chức nghiệm thu giai đoạn thi công xây dựng hoặc bộ phận công trình xây dựng khi:

(1) Kết thúc một giai đoạn thi công hoặc một bộ phận công trình cần phải thực hiện kiểm tra, nghiệm thu để đánh giá chất lượng trước khi chuyển sang giai đoạn thi công tiếp theo.

(2) Kết thúc một gói thầu xây dựng.

Quy định về việc lưu trữ hồ sơ và tài liệu liên quan đến chất lượng công trình

Căn cứ Luật Xây Dựng năm 2014; Nghị định số 46/2015/NĐ-CP ngày 12 tháng 05 năm 2015 của Chính Phủ quy định về quản lý chất lượng và bảo trì công trình xây dựng (sau đây viết là Nghị định 46/2015/NĐ-CP) và Thông tư số 26/2016/TT-BXD ngày 26 tháng 10 năm 2016 quy định chi tiết một số nội dung về quản lý chất lượng và bảo trì công trình xây dựng (gọi tắt là thông tư số 26/2016/TT-BXD), quy định:

- Chủ đầu tư có trách nhiệm lưu trữ hồ sơ hoàn thành công trình xây dựng. Nhà thầu tham gia hoạt động xây dựng có trách nhiệm lưu trữ hồ sơ công việc do mình thực hiện.

- Hồ sơ phục vụ quản lý, sử dụng công trình xây dựng do người quản lý, sử dụng công trình lưu trữ trong thời gian tối thiểu bằng thời hạn sử dụng công trình theo quy định của pháp luật.

- Việc lập, lưu trữ hồ sơ công trình xây dựng được thực hiện theo quy định của pháp luật về lưu trữ.

Thời gian lưu trữ hồ sơ xây dựng tối thiểu là 10 năm đối với công trình thuộc dự án nhóm A, 07 năm đối với công trình thuộc dự án B và 05 năm đối với công trình thuộc dự án nhóm C kể từ khi đưa hạng mục công trình, công trình xây dựng vào sử dụng.

Quy định về quản lý tiến độ thi công

Tiến độ thi công là yếu tố quan trọng giúp đảm bảo công trình hoàn thành đúng hạn, không bị trễ và đáp ứng yêu cầu chất lượng và an toàn. Việc quản lý tiến độ thi công không chỉ là vấn đề kỹ thuật mà còn ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả tài chính và uy tín của nhà thầu, chủ đầu tư. Dưới đây là các quy định về quản lý tiến độ thi công:

Quản lý tiến độ thi công trong quá trình xây dựng công trình

Quản lý tiến độ thi công trong quá trình xây dựng công trình

Quy định về việc lập và tuân thủ tiến độ thi công

Lập và tuân thủ một tiến độ thi công hợp lý là cơ sở để quản lý hiệu quả công việc trên công trường. Các quy định về việc lập và tuân thủ tiến độ thi công bao gồm:

- Trước khi bắt đầu thi công, nhà thầu và chủ đầu tư cần lập một kế hoạch tiến độ thi công chi tiết, dữ trên các yếu tố như nguồn lực (nhân sự, thiết bị, vật liệu), yêu cầu kỹ thuật và chất lượng công trình. Kế hoạch tiến độ cần phân chia công việc thành các công đoạn nhỏ, xác định rõ thời gian bắt đầu và kết thúc của mỗi công đoạn.

- Để đảm bảo tiến độ thi công, cần phân bổ nhân lực, máy móc và vật tư hợp lý. Các đội thi công phải được bố trí sao cho công việc không bị gián đoạn và tiến độ không bị ảnh hưởng.

- Các yếu tố tác động đến tiến độ thi công như điều kiện thời tiết, tình trạng vật tư, sự thay đổi thiết kế và các sự cố bất ngờ cần được dự báo và có phương án xử lý. Việc này giúp đảm  bảo công trình không bị gián đoạn và không ảnh hưởng đến tiến độ chung.

- Tiến độ thi công cần được theo dõi thường xuyên và cập nhật định kỳ. Nhà thầu phải đánh giá tiến độ thực tế so với kế hoạch ban đầu và điều chỉnh kế hoạch nếu cần thiết để đảm bảo không có sự chậm trễ.

Quy định về việc báo cáo tiến độ thi công

Việc báo cáo tiến độ thi công giúp các bên liên quan (chủ đầu tư, kỹ sư giám sát, nhà thầu phụ) nắm được tình trạng thực tế của công trình, từ đó có thể đưa ra các biện pháp kịp thời nhằm khắc phục tình trạng chậm tiến độ. Các quy định về báo cáo tiến độ thi công bao gồm:

- Báo cáo tiến độ định kỳ.

- Báo cáo tiến độ trong trường hợp có sự cố.

- Báo cáo tình hình tài chính và nguồn lực.

- Báo cáo kết quả kiểm tra tiến độ.

Quy định về việc xử lý các trường hợp chậm tiến độ thi công

Theo Điều 146 của Luật Xây dựng 2014 (sửa đổi, bổ sung năm 2020), nhà thầu phải thực hiện đầy đủ trách nhiệm và nghĩa vụ của mình trong việc đảm bảo tiến độ thi công đã cam kết. Cụ thể, nhà thầy phải thi công đúng thời hạn, đúng khối lượng công việc và chất lượng theo hợp đồng đã ký kết.

Nếu nhà thầu không thực hiện đúng tiến độ, họ phải chịu các trách nhiệm pháp lý bao gồm:

- Bồi thường thiệt hại: Nhà thầu phải bồi thường cho chủ đầu tư về các thiệt hại phát sinh do việc chậm tiến độ gây ra, bao gồm cả tổn thất tài chính và cơ hội kinh doanh.

- Phạt vi phạm hợp đồng: Theo quy định của hợp đồng xây dựng, nhà thầu sẽ bị phạt một khoản tiền cụ thể cho mỗi ngày hoặc tuần chậm tiến độ.

- Chấm dứt hợp đồng: Nếu việc chậm trễ tiến độ kéo dài và không có biện pháp khắc phục hiệu quả, chủ đầu tư có quyền chấm dứt hợp đồng và yêu cầu bồi thường thiệt hại.

Nhà thầu cũng phải chịu trách nhiệm trong việc khắc phục hậu quả của việc chậm tiến độ, bao gồm việc tăng cường nhân lực, vật lực để đảm bảo hoàn thành dự án đúng thời hạn sau điều chỉnh.

Quy định về bảo vệ môi trường

Bảo vệ môi trường trong xây dựng công trình công nghiệp là một yếu tố quan trọng nhằm đảm bảo sự phát triển bền vững và an toàn cho người lao động. Theo Điều 64 Luật Bảo vệ môi trường 2020 quy định về bảo vệ môi trường trong hoạt động xây dựng như sau:

Bảo vệ môi trường trong xây dựng công trình công nghiệp

Bảo vệ môi trường trong xây dựng công trình công nghiệp

Quy định về việc thu gom và xử lý rác thải xây dựng

Một trong những yếu tố quan trọng trong bảo vệ môi trường là việc thu gom và xử lý chất thải một cách khoa học và hợp lý. Quy định này bao gồm:

- Phân loại rác thải xây dựng.

- Thu gom rác thải xây dựng thường xuyên.

- Vận chuyển và xử lý chất thải đúng quy định.

- Bảo vệ khu vực xung quanh công trường.

Quy định về việc bảo vệ cây xanh và cảnh quan xung quanh công trình

Theo quy định pháp luật hiện hành, việc bảo vệ và quản lý khu vực xanh trong xây dựng cần đảm bảo các yêu cầu sau:

- Bảo tồn cây xanh và diện tích xanh.

- Quy hoạch khu vực xanh.

- Bảo vệ môi trường

Quy định về việc hạn chế tiếng ồn và bụi bẩn

Tiếng ồn và bụi bẩn là hai yếu tố gây ô nhiễm môi trường phổ biến trong các công trình xây dựng. Các quy định hạn chế tiếng ồn và bụi bẩn bao gồm:

- Hạn chế tiếng ồn.

- Giảm thiểu bụi bẩn.

- Giám sát chất lượng không khí.

Quy định về xử lý vi phạm

Trong quá trình thi công công trình xây dựng, việc tuân thủ các quy định về an toàn, bảo vệ môi trường, tiến độ thi công và chất lượng công trình là vô cùng quan trọng. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, có thể xảy ra các vi phạm về nội quy công trình xây dựng. Vì vậy, việc có các quy định cụ thể về xử lý vi phạm là cần thiết.

Quy định xử lý vi phạm trong quá trình thi công công trình xây dựng

Quy định xử lý vi phạm trong quá trình thi công công trình xây dựng

Các hình thức xử lý vi phạm nội quy

Vi phạm nội quy công trình xây dựng có thể xảy ra từ nhiều nguyên nhân khác nhau, bao gồm việc tuân thủ quy định về an toàn lao động, bảo vệ môi trường, tiến độ thi công hoặc chất lượng công trình. Tùy vào mức độ vi phạm, các hình thức xử lý có thể bao gồm:

- Cảnh cáo: Hình thức xử lý nhẹ nhất áp dụng cho các vi phạm nhỏ hoặc lần đầu tiên.

- Phạt tiền: Đối với những vi phạm có ảnh hưởng đến tiến độ thi công, an toàn lao động hoặc môi trường.

- Tạm đình chỉ công việc: Nếu vi phạm nghiêm trọng, đặc biệt là hành vi đó có thể gây ra nguy hiểm cho tính mạng, tài sản hoặc ảnh hưởng lớn đến tiến độ và chất lượng công trình.

- Chấm dứt hợp đồng: Đây là hình thức xử lý mạnh mẽ nhất và chỉ áp dụng trong trường hợp vi phạm nghiêm trọng, gây thiệt hại lớn về tài sản hoặc gây ảnh hưởng lâu dài đến tiến độ và chất lượng công trình.

- Cấm tham gia các công trình sau: Đối với các vi phạm nghiêm trọng hoặc tái diễn nhiều lần, công nhân hoặc tái diễn nhiều lần, công nhân hoặc nhà thầu có thể bị cấm tham gia vào các công trình xây dựng khác do chủ đầu tư hoặc đơn vị quản lý dự án yêu cầu.

Thẩm quyền xử lý vi phạm

Việc xử lý các vi phạm nội quy công trình xây dựng phải được thực hiện theo đúng thẩm quyền, đảm bảo công bằng và minh bạch. Các thẩm quyền xử lý vi phạm có thể được phân chia như sau:

- Thẩm quyền của giám sát viên.

- Thẩm quyền của quản lý công trình hoặc nhà thầu.

- Thẩm quyền của chủ đầu tư.

- Thẩm quyền của cơ quan nhà nước.

Quy trình xử lý vi phạm

Theo quy định tại Nghị định 139/2017/NĐ-CP và các văn bản pháp luật liên quan, khi phát hiện vi phạm quy định xây dựng, quy trình xử lý thường bao gồm các bước sau:

- Phát hiện vi phạm:

Vi phạm quy định xây dựng có thể được phát hiện thông qua kiểm tra định kỳ của cơ quan chức năng, báo cáo của cư dân hoặc các bên liên quan.

Khi phát hiện, cần ghi nhận lại đầy đủ thông tin về vi phạm bao gồm địa điểm, hình thức vi phạm và các bên liên quan.

- Xác minh và lập biên bản vi phạm:

Sau khi phát hiện vi phạm, cơ quan chức năng (thường là Thanh tra xây dựng) tiến hành xác minh thực tế tại hiện trường để đảm bảo thông tin chính xác.

Nếu vi phạm được xác nhận, cơ quan chức năng sẽ lập biên bản vi phạm hành chính, trong đó nêu rõ hành vi vi phạm, các điều luật bị vi phạm và các bên liên quan.

- Thông báo và yêu cầu khắc phục:

Biên bản vi phạm sẽ được gửi đến các bên liên quan, yêu cầu khắc phục vi phạm trong một thời gian nhất định.

Tùy vào mức độ vi phạm, có thể áp dụng các biện pháp xử lý như đình chỉ thi công, yêu cầu tháo dỡ phần vi phạm hoặc các biện pháp khắc phục hậu quả khác.

- Xử phạt hành chính:

Căn cứ vào biên bản vi phạm, cơ quan chức năng sẽ ra quyết định xử phạt hành chính đối với bên vi phạm. Mức phạt sẽ được xác định dựa trên quy định của pháp luật, tùy thuộc vào tính chất và mức độ vi phạm.

Quyết định xử phạt hành chính cũng có thể bao gồm các biện pháp bổ sung như tịch thu công cụ vi phạm, buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm hoặc các biện pháp cưỡng chế khác.

- Giám sát việc thực hiện khắc phục:

Sau khi ra quyết định xử phạt, cơ quan chức năng sẽ giám sát việc thực hiện các biện pháp khắc phục vi phạm. Nếu bên vi phạm không thực hiện đúng yêu cầu, có thể áp dụng các biện pháp cưỡng chế.

- Báo cáo kết quả xử lý:

Sau khi xử lý xong, cơ quan chức năng sẽ báo cáo kết quả xử lý vi phạm cho các cấp quản lý liên quan để lưu trữ và theo dõi.

Qua đó, việc tuân thủ nội quy công trình xây dựng không chỉ đảm bảo tiến độ thi công mà còn bảo vệ sức khỏe, an toàn cho công nhân và bảo vệ môi trường xung quanh. Các quy định về an toàn lao động, quản lý chất lượng, bảo vệ môi trường và xử lý vi phạm đều đóng vai trò quan trọng trong việc tạo ra một công trình xây dựng bền vững, an toàn và chất lượng.

Để hỗ trợ công tác bảo vệ an toàn lao động. Bảo Hộ An Toàn Việt chuyên cung cấp các thiết bị bảo hộ lao động chất lượng cao, giúp đảm bảo sức khỏe và an toàn cho người lao động trong suốt quá trình thi công.

CÔNG TY TNHH BẢO HỘ LAO ĐỘNG AN TOÀN VIỆT
Địa chỉ : 340 Hà Huy Giáp, Khu Phố 3B, P. Thạnh Lộc, Quận 12, TP.HCM
Điện thoại: 028 2245 7878 Hotline: 0905 906 186
Email: info@antoanviet.vn Website: antoanviet.vn

Đang xem: Nội Quy Công Trình Xây Dựng: Mẫu Chuẩn & Những Điều Cần Lưu Ý (2025)