Tai Nạn Điện Là Gì? Nguyên Nhân, Cách Phòng Tránh Trong Lao Động

Tai nạn điện là một trong những tai nạn lao động phổ biến, gây nhiều hậu quả nghiêm trọng đến sức khỏe, tính mạng của người lao động. Việc hiểu rõ về tai nạn điện là điều vô cùng quan trọng trong việc bảo vệ người lao động khỏi những rủi ro này.

Cùng An Toàn Việt tìm hiểu về tai nạn điện, nguyên nhân gây ra chúng và các biện pháp phòng tránh ngay trong bài viết dưới dây.

Tai nạn điện là gì? 

tai nạn điện

Tai nạn điện gây nhiều tổn thương nguy hiểm

Tai nạn điện xảy ra khi dòng điện tác động lên cơ thể con người, gây tổn thương nghiêm trọng đến các bộ phận và chức năng. Mức độ nguy hiểm của tai nạn điện phụ thuộc vào cường độ dòng điện, thời gian tiếp xúc và sức đề kháng của mỗi người. 

Dòng điện nhỏ có thể chỉ gây kích thích khó chịu, nhưng lại đủ làm công nhân mất thăng bằng khi làm việc trên cao. Với dòng điện trung bình, có thể co cứng cơ bắp, gây ra những tổn thương nghiêm trọng đến nội tạng. Nguy hiểm nhất, dòng điện cao có thể gây bỏng nặng hoặc thậm chí tử vong tức thì.

Nguyên nhân gây tai nạn điện

tai nạn điện

Người lao động thường chủ quan khi tiếp xúc với điện

Theo thống kê tai nạn điện từ Cục An toàn lao động, mỗi năm ở Việt Nam ghi nhận từ 450 đến 500 trường hợp bị điện giật, trong đó có 350 đến 400 trường hợp tử vong, chiếm tỉ lệ hơn 70%. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tai nạn điện, một số yếu tố có thể kể đến như:

Đầu tiên, nguyên nhân hàng đầu dễ mắc phải nhất là các thiết bị điện cũ, hỏng hóc thường không được bảo trì đúng cách, từ đó dễ gây ra tai nạn điện. 

Và khi kiểm tra, người lao động thường chủ quan, không sử dụng các thiết bị bảo hộ an toàn, cũng không ngắt nguồn điện trước khi sửa chữa, từ đó gây ra nhiều tai nạn nghiêm trọng.

Cùng với đó, người lao động chưa được trang bị kiến thức về cách sử dụng điện an toàn, từ đó dẫn đến khi lắp đặt sai cách, không đúng kĩ thuật, nguy cơ chập cháy cao.

Đôi khi, tai nạn điện xảy ra do tác động từ môi trường như độ ẩm cao, hóa chất xung quanh thiết bị điện hoặc do sét đánh, dẫn đến rò rỉ điện.

Biện pháp phòng tránh tai nạn điện trong lao động

Cần trang bị đầy đủ thiết bị bảo hộ lao động

Để bảo vệ bản thân và gia đình khỏi các nguy cơ tai nạn điện, đặc biệt trong môi trường lao động, việc thực hiện các biện pháp phòng tránh là vô cùng cần thiết.  Một số biện pháp giúp giảm thiểu nguy cơ tai nạn điện:

Trang bị bảo hộ

Khi làm việc với điện, người lao động cần trang bị đầy đủ thiết bị bảo hộ như găng tay cách điện, giày cách điện, mũ bảo hộ. Đặc biệt đối với thợ điện, do làm việc trên cao nên việc sử dụng dây đai an toàn là cần thiết để ngăn ngừa nguy cơ té ngã khi làm việc.

Việc sử dụng thiết bị bảo hộ đúng tiêu chuẩn đóng vai trò quan trọng trong để phòng ngừa tai nạn điện. Những thiết bị này không chỉ giúp giảm thiểu tối đa nguy cơ bị điện giật, mà còn bảo vệ cơ thể khỏi tĩnh điện, tia lửa điện và các yếu tố nguy hiểm khác từ môi trường điện lực.

Đào tạo về an toàn điện

Để đảm bảo an toàn trong lao động, nhà nước và doanh nghiệp cần tổ chức các khóa đào tạo về an toàn điện cho tất cả người lao động. Việc nắm vững kiến thức về các nguy cơ tiềm ẩn, cách nhận diện sự cố điện, cách xử lý khi có sự cố xảy ra là cực kỳ quan trọng. 

Các khóa đào tạo này không chỉ giúp người lao động hiểu rõ quy trình làm việc an toàn mà còn tạo thói quen làm việc cẩn thận và chủ động phòng tránh rủi ro.

Lắp đặt hệ thống điện đúng chuẩn

Hệ thống điện cần được lắp đặt và bảo trì theo các tiêu chuẩn kỹ thuật để đảm bảo an toàn tuyệt đối. Người dùng cần sử dụng các thiết bị điện như dây dẫn, ổ cắm, công tắc chất lượng cao, được kiểm định kỹ lưỡng và phù hợp với công suất sử dụng để tránh tình trạng bị quá tải nguồn điện.

Đặc biệt, hệ thống điện cần được trang bị đầy đủ các thiết bị bảo vệ như cầu chì, aptomat, rơ le nhiệt hỗ trợ tự động ngắt mạch khi có sự cố cháy nổ xảy ra. 

Bên cạnh đó, các biện pháp bảo vệ khác như chống sét, chống rò rỉ điện cũng cần được áp dụng để đảm bảo sự an toàn tối đa cho hệ thống điện.

Ngắt điện khi bảo trì

Trước khi tiến hành bảo trì, sửa chữa hoặc thay thế thiết bị điện, việc đầu tiên là phải ngắt nguồn điện hoàn toàn. Điều này sẽ giúp ngăn ngừa các tai nạn điện giật trong quá trình làm việc. Ngoài ra, bạn cần kiểm tra kĩ càng các thiết bị bảo trì, sửa chữa trước khi đưa vào sử dụng để đảm bảo các thiết bị điện vẫn hoạt động an toàn.

Không để công trình va vào lưới điện

Trong quá trình thi công xây dựng, cần đảm bảo công trình không va vào các dây điện hoặc cột điện. Việc này có thể gây ra nguy cơ đứt dây điện, chập mạch hoặc tạo ra các tình huống nguy hiểm cho người lao động. Do đó, cần đảm bảo có khoảng cách an toàn giữa công trình và các đường dây điện trong khu vực thi công.

Không đào móng gần cột điện

Khi thực hiện các công việc xây dựng, đào móng cần tránh các khu vực gần cột điện hoặc các đường dây điện. Việc đào móng gần khu vực này có thể gây nguy hiểm do tiếp xúc với các dây điện ngầm, dễ làm hỏng hệ thống điện từ đó dẫn đến sự cố nguy hiểm. Các công trình cần được khảo sát kỹ lưỡng trước khi thi công để tránh gặp phải các nguy cơ tiềm ẩn này.

Qua bài viết, An Toàn Việt hy vọng bạn đã hiểu rõ hơn về tai nạn điện, biết được nguyên nhân gây ra và các biện pháp phòng tránh tai nạn điện hiệu quả hơn, từ đó giảm thiểu nguy cơ tai nạn điện, đảm bảo môi trường làm việc an toàn và hiệu quả.

CÔNG TY TNHH BẢO HỘ LAO ĐỘNG AN TOÀN VIỆT
Địa chỉ : 340 Hà Huy Giáp, Khu Phố 3B, P. Thạnh Lộc, Quận 12, TP.HCM
Điện thoại: 028 2245 7878 Hotline: 0905 906 186
Email: info@antoanviet.vn Website: antoanviet.vn

Đang xem: Tai Nạn Điện Là Gì? Nguyên Nhân, Cách Phòng Tránh Trong Lao Động