Bạn có biết? An toàn lao động luôn là ưu tiên hàng đầu trong mọi công việc, đặc biệt là trong những ngành nghề có nhiều yếu tố rủi ro. Với việc lựa chọn thiết bị bảo hộ các nhân phù hợp không chỉ giúp bảo vệ người lao động mà còn nâng cao hiệu quả làm việc. Hãy cùng An Toàn Việt khám phá thiết bị bảo hộ cá nhân mà mọi người lao động cần có trong năm 2025 để đảm bảo an toàn và sức khỏe khi làm việc.
Các loại thiết bị bảo hộ cá nhân phổ biến
Trong những ngành nghề nguy hiểm, việc sử dụng các thiết bị, dụng cụ bảo hộ lao động rất quan trọng để đảm bảo an toàn cho công nhân. Dưới đây là những thiết bị bảo hộ lao động cá nhân phổ biến.
Mũ bảo hộ
Mũ bảo hộ là một trong những thiết bị bảo hộ cá nhân cơ bản và quan trọng nhất, giúp bảo vệ đầu của người lao động khói các tác động ngoại lực như vật rơi, va đập, sự cố điện… Mũ bảo hộ được thiết kế với nhiều kiểu dáng và chất liệu khác nhau, phù hợp với từng ngành nghề cụ thể.
Mũ bảo hộ cá nhân an toàn tuyệt đối
Đa dạng các thương hiệu mũ bảo hộ về mũ bảo hộ nhập khẩu có các thương hiệu như mũ bảo hộ 3M, mũ bảo hộ COV, mũ bảo hộ Hàn Quốc… và còn có mũ bảo hộ Việt Nam như mũ bảo hộ Thùy Dương, mũ bảo hộ Bảo Bình...
Và không chỉ thế, hiện nay có các loại mũ bảo hộ phổ biến bao gồm:
Mũ bảo hộ nhựa: Với chiếc mũ làm từ nhựa thường được sử dụng trong các công trường xây dựng và sản xuất. Nó có khả năng chống va đập mạnh và bảo vệ an toàn cho người sử dụng.
Mũ bảo hộ kết hợp kính bảo vệ: Ngoài ra, còn có loại mũ đi kèm với kính thường xuất hiện trong môi trường có nguy cơ tiếp xúc với các chất độc hại hoặc tia lửa, giúp bảo vệ cả mắt và đầu.
Công dụng:
Mũ bảo hộ thường được làm từ nhựa ABS, PVC cao cấp nên chống va đập mạnh hiệu quả, bên cạnh đó còn chống nắng nóng, chống tĩnh điện tốt.
Với thiết kế màu sắc trang nhã, không dễ phai màu, dễ dàng phối với nhiều mẫu quần áo bảo hộ khác nhau.
Mũ bảo hộ lao động chất lượng đảm bảo an toàn cho người lao động đến 95%.
Ứng dụng:
Ngành xây dựng: Mũ bảo hộ là thiết bị bắt buộc tại các công trường để bảo vệ công nhân khỏi các vật liệu rơi, va đập từ trên cao.
Ngành sản xuất: Các công nhân làm việc với máy móc nặng hoặc môi trường có tia lửa, bụi bẩn cần sử dụng mũ bảo hộ chống va đập và bảo vệ mắt.
Ngành khai thác mỏ: Mũ bảo hộ với khả năng chống nổ, bảo vệ đầu khỏi các va đập mạnh và ngăn ngừa tai nạn do vật nặng rơi xuống.
Kính bảo hộ
Kính bảo hộ làm việc trong môi trường có nguy cơ bị tác động bởi bụi, hóa chất, tia UV hoặc tia lửa điện. Chúng giúp bảo vệ mắt khỏi các vật thể bay, hóa chất và ánh sáng chói, đồng thời nâng cao hiệu quả công việc.
Với các thương hiệu cho thấy sự an toàn và chất lượng như kính bảo hộ Blue Eagle, kính bảo hộ Deltaplus, kính bảo hộ ELVEX, kính bảo hộ 3M…
Kính bảo hộ chống bụi bẩn
Các loại kính bảo hộ phổ biến bao gồm:
Kính chống bụi: Dùng trong môi trường có nhiều bụi bẩn, giúp bảo vệ mắt khỏi các vật thể nhỏ.
Kính chống hóa chất: Được sử dụng trong các ngành hóa chất hoặc phòng thí nghiệm, có khả năng chống lại các chất lỏng hoặc khí độc.
Kính bảo hộ chống tia UV: Thường được sử dụng trong công việc ngoài trời, giúp bảo vệ mắt khỏi các tác hại của tia UV
Công dụng:
Giảm nguy cơ tổn thương mắt, vì làm việc trong môi trường sử dụng máy khoan và thợ hàn, rất dễ tạo ra nhiều mảnh vụn nhỏ bắn vào mắt.
Giảm nguy cơ mắc các bệnh về mắt: bỏng do giun móc, viêm giác mạc, đục thủy tinh thể… trong môi trường có nhiều bức xạ, tia laze, tia cực tím…
Bảo vệ mắt tối đa: Theo một báo cáo khảo sát gần đây, 90% công nhân doanh nghiệp không bị các chấn thương liên quan đến mắt khi đeo kính bảo hộ.
Ứng dụng:
Ngành xây dựng: Kính bảo hộ chống bụi và va đập rất quan trọng để bảo vệ mắt khi làm việc với các vật liệu xây dựng nặng.
Ngành y tế: Các bác sĩ và y tá sử dụng kính bảo hộ chống vi khuẩn và tia UV để bảo vệ mắt khi làm việc với bệnh nhân hoặc các thiết bị y tế.
Ngành hóa chất: Kính bảo hộ chống hóa chất là thiết bị không thể thiếu trong phòng thí nghiệm hoặc môi trường xử lý hóa chất độc hại.
Găng tay bảo hộ
Trong công nghiệp, xây dựng hay công việc hàng ngày, việc sử dụng găng tay bảo hộ trở nên phổ biến hơn bao giờ hết. Găng tay bảo hộ giúp bảo vệ tay người lao động khỏi những tổn thương từ các vật sắc nhọn, hóa chất, nhiệt độ cao hoặc nguy cơ bị điện giật. Găng tay bảo hộ có nhiều loại khác nhau, tùy thuộc vào từng công việc cụ thể.
Đa dạng mẫu mã găng tay bảo hộ
Cùng các thương hiệu phổ biến, khẳng định được an toàn và đảm bảo chất lượng trên thị trường như găng tay Ansell, găng tay HongCho, găng tay Deltaplus, găng tay Hướng Dương, găng tay Đông Cầu Vồng…
Các loại găng tay bảo hộ phổ biến:
Găng tay y tế: Dùng trong môi trường đảm bảo an toàn và chất lượng trong phòng thí nghiệm và dành cho bác sĩ, y tá đảm bảo các yêu cầu cao.
Găng tay chống cắt: Thường được sử dụng trong ngành chế biến thực phẩm hoặc các công việc có vật sắc nhọn.
Găng tay chống hóa chất: Dùng trong các ngành hóa chất, có khả năng chống lại các chất lỏng hoặc khí độc.
Găng tay chống nhiệt: Thường được sử dụng trong các công việc liên quan đến nhiệt độ cao như hàn, nướng hay sửa chữa thiết bị nóng.
Găng tay cao su: Được sử dụng trong các công việc nhà hay công việc đảm bảo an toàn ở mức độ nhẹ trong gia đình.
Ngoài ra còn có các loại găng tay như găng tay len, găng tay vải bạt, găng tay da hàn, găng tay cách điện…
Công dụng:
Do chất liệu mềm mại nên rất dễ dàng sử dụng trong quá trình làm việc rất nhiều người lao động yêu thích trong sản xuất, đặc điểm dễ sử dụng, chất liệu nhẹ và thấm hút mồ hôi tốt.
Ngày nay, các công ty, nhà máy đều sử dụng găng tay bảo hộ để bảo vệ đôi tay của người lao động, tăng năng suất lao động và đảm bảo sức khỏe của người sử dụng.
Ứng dụng:
Ngành xây dựng: Găng tay chống cắt và chống va đập được sử dụng để bảo vệ tay khỏi các vật liệu sắc nhọn và các công việc nặng.
Ngành y tế: Găng tay y tế dùng để bảo vệ nhân viên y tế khỏi vi khuẩn và các nguy cơ lây nhiễm trong quá trình khám chữa bệnh.
Ngành sản xuất: Găng tay bảo hộ chống hóa chất hoặc chống nhiệt được sử dụng trong các nhà máy chế biến và hàn cắt kim loại.
Khẩu trang bảo hộ
Khẩu trang bảo hộ giúp bảo vệ đường hô hấp của người lao động khỏi bụi bẩn, khí độc, vi khuẩn và các tác nhân gây bệnh. Đây là một thiết bị bảo hộ cực kỳ quan trọng, đặc biệt trong các ngành nghề có nguy cơ ô nhiễm không khí cao.
Có các thương hiệu mang đến sự an toàn và bảo vệ tối ưu qua khẩu trang 3M, khẩu trang EFAS, khẩu trang Khánh An…
Khẩu trang bảo hộ an toàn, chất lượng
Khẩu trang bảo hộ có các loại:
Khẩu trang chống bụi: Dùng trong môi trường có bụi bẩn hoặc ô nhiễm, giúp ngăn ngừa hít phải các hạt bụi nhỏ.
Khẩu trang y tế: Được sử dụng trong môi trường y tế để ngăn ngừa sự lây lan của vi khuẩn và virus.
Khẩu trang chống hóa chất: Dùng trong các ngành hóa chất hoặc môi trường có khí độc.
Ứng dụng:
Ngành xây dựng: Khẩu trang chống bụi là thiết bị cần thiết để bảo vệ đường hô hấp khỏi bụi bẩn khi làm việc trong các công trường.
Ngành y tế: Khẩu trang y tế giúp bảo vệ nhân viên y tế và bệnh nhân khỏi nguy cơ lây nhiễm, đặc biệt trong quá trình thăm khám hoặc phẫu thuật.
Ngành hóa chất: Khẩu trang chống hóa chất bảo vệ người lao động khỏi các chất độc hại trong môi trường sản xuất và xử lý hóa chất.
Quần áo bảo hộ
Quần áo bảo hộ giúp bảo vệ cơ thể khỏi các tác nhân nguy hiểm như hóa chất, nhiệt độ cao hay các va đập mạnh. Quần áo bảo hộ được làm từ nhiều chất liệu khác nhau, giúp tăng cường sự thoải mái và bảo vệ cho người lao động trong suốt quá trình làm việc.
Các loại quần áo bảo hộ phổ biến:
Quần áo bảo hộ chống hóa chất: Thường được sử dụng trong các ngành hóa chất hoặc phòng thí nghiệm, có khả năng chống lại các chất lỏng độc hại.
Quần áo bảo hộ chống nhiệt: Được sử dụng trong các công việc hàn hoặc làm việc với các thiết bị có nhiệt độ cao.
Quần áo bảo hộ phản quang: Sử dụng trong môi trường làm việc ngoài trời hoặc công trường, giúp tăng khả năng nhận diện trong điều kiện ánh sáng yếu.
Công dụng:
Nhằm mục đích giúp hạn chế những tác động từ bên ngoài, giảm thiểu những thiệt hại cho người lao động và công việc của mọi người, sức khỏe của những người thường xuyên tiếp xúc với môi trường độc hại. Vì vậy, quần áo bảo hộ là một phần quan trọng và cần thiết trong quá trình làm việc để bảo vệ quyền lợi của người sử dụng.
Ứng dụng:
Ngành xây dựng: Quần áo bảo hộ giúp bảo vệ công nhân khỏi bụi bẩn và va đập, đồng thời áo phản quang giúp họ dễ dàng nhận diện trong môi trường công trường.
Ngành hóa chất: Quần áo bảo hộ chống hóa chất giúp người lao động bảo vệ cơ thể khỏi các chất độc hại khi làm việc với các dung môi, acid hoặc các chất dễ cháy nổ.
Ngành y tế: Quần áo bảo hộ trong y tế giúp ngăn ngừa tiếp xúc với vi khuẩn, virus và các tác nhân gây bệnh trong môi trường bệnh viện.
Giày bảo hộ
Giày bảo hộ giúp bảo vệ đôi chân của người lao động khỏi các vật nặng rơi xuống, các va đập mạnh hoặc các vật sắc nhọn. Giày được thiết kế đặc biệt để đáp ứng các yêu cầu an toàn của từng ngành nghề.
Giày bảo hộ lao động bảo vệ đôi chân của người lao động
Các thương hiệu phổ biến, chất lượng cao như giày bảo hộ Toppeo, giày bảo hộ Hans, giày bảo hộ Sigmapro, giày bảo hộ Jogger...
Các loại giày bảo hộ phổ biến:
Giày bảo hộ chống va đập: Được sử dụng trong các công trường xây dựng hoặc ngành công nghiệp chế tạo, giúp bảo vệ chân khỏi các tác động mạnh.
Giày bảo hộ chống trơn trượt: Thường được sử dụng trong các môi trường có nguy cơ trơn trượt như nhà máy hoặc công xưởng.
Giày bảo hộ chống điện: Dùng trong các công việc có nguy cơ tiếp xúc với điện, giúp ngăn ngừa điện giật.
Công dụng:
Giày bảo hộ được thiết kế với phần ngón chân được bảo vệ và có lớp sơn phủ an toàn, chất liệu thường được sử dụng là sắt, thép…
Được thiết kế từ những chất liệu trên nhằm bảo vệ các ngón chân và lòng bàn chân khỏi những tổn thương có thể xảy ra như: vật nặng rơi trúng chân, giẫm phải đinh hay vật sắc nhọn trên công trường.
Ứng dụng:
Ngành xây dựng: Giày bảo hộ chống va đập và chống trơn trượt là thiết bị không thể thiếu để bảo vệ đôi chân khỏi các vật liệu nặng và nguy cơ trượt ngã.
Ngành sản xuất: Giày bảo hộ giúp bảo vệ chân khỏi các vật sắc nhọn hoặc hóa chất trong môi trường sản xuất.
Ngành điện: Giày bảo hộ chống điện giúp bảo vệ người lao động khỏi nguy cơ điện giật trong các công việc có liên quan đến điện.
Các loại thiết bị bảo hộ khác
Ngoài những thiết bị bảo hộ cá nhân đã được nhắc đến, trong môi trường làm việc, vẫn có nhiều thiết bị bảo hộ khác được sử dụng rộng rãi và quan trọng. Những thiết bị này có thể hỗ trợ bảo vệ người lao động khỏi các yếu tố nguy hiểm không thể ngờ tới, giúp giảm thiểu tối đa các tai nạn hoặc chấn thương. Dưới đây là một số thiết bị bảo hộ quan trọng và hữu ích:
Thiết bị bảo hộ cá nhân đa dạng
Bịt tai bảo hộ: Bảo vệ tai khỏi tiếng ồn gây hại, đặc biệt trong môi trường làm việc có mức độ ồn cao như trong các công trường xây dựng, nhà máy sản xuất hay các ngành công nghiệp nặng.
Áo phản quang: Là thiết bị bảo hộ cần thiết trong môi trường làm việc ngoài trời hoặc các khu vực có ánh sáng yếu, giúp người lao động dễ dàng được nhìn thấy từ xa, đảm bảo an toàn khi làm việc trong điều kiện không đủ sáng hoặc khi di chuyển qua các khu vực giao thông.
Dây đai an toàn: Được sử dụng như một thiết bị bảo hộ lao động. Dây thường được sử dụng bởi công nhân, kỹ thuật viên, kỹ sư, nhân viên cứu hộ, môi trường hạn chế khó kiểm soát… ngăn ngừa chấn thương, giúp cân bằng chiều cao toàn thân người lao động, giữ người lao động làm việc trên cao trong thời gian dài.
Ủng bảo hộ lao động: Đặc điểm chính là cổ cao, vì vậy thường được sử dụng nhiều nhất trong môi trường hóa chất, công nghiệp thực phẩm hay môi trường làm việc thường xuyên tiếp xúc với nước.
Cách lựa chọn thiết bị bảo hộ cá nhân phù hợp
Thiết bị bảo hộ cá nhân đảm bảo an toàn cho người lao động
Thiết bị bảo hộ cá nhân (PPE) là hàng rào bảo vệ cho người lao động khỏi các nguy hiểm tại nơi làm việc. Việc lựa chọn thiết bị bảo hộ các nhân phù hợp là vô cùng quan trọng để đảm bảo an toàn và sức khỏe cho người lao động.
Đánh giá rủi ro: Khi lựa chọn cần xác định rõ các nguy hiểm mà người lao động có thể tiếp tục để chọn loại PPE phù hợp.
Đặc điểm công việc: Mỗi ngành nghề có những yêu cầu bảo vệ khác nhau. Như trong ngành xây dựng, mũ bảo hộ và giày bảo hộ chống va đập sẽ rất quan trọng, bên cạnh đó, trong ngành y tế, khẩu trang và găng tay là thiết bị không thể thiếu.
Kích cỡ và kiểu dáng: PPE phải vừa vặn với người sử dụng, đảm bảo thoải mái và không gây cản trở khi làm việc.
Chất liệu: Chọn PPE làm từ chất liệu phù hợp với môi trường làm việc và loại nguy hiểm.
Tiêu chuẩn: PPE phải đạt các tiêu chuẩn chất lượng và an toàn do cơ quan có thẩm quyền quy định.
Ứng dụng của thiết bị bảo hộ cá nhân trong các ngành nghề
Các thiết bị bảo hộ cá nhân không chỉ là những món đồ bảo vệ đơn thuần, mà chúng còn là một phần không thể thiếu trong các quy định an toàn lao động của mỗi ngành nghề. Việc sử dụng PPE phù hợp giúp giảm thiểu rủi ro và đảm bảo sức khỏe cho người lao động. Dưới đây là một số ứng dụng của các thiết bị bảo hộ cá nhân trong các ngành nghề.
Trong xây dựng
Ngành xây dựng là một trong những ngành nghề tiềm ẩn nhiều rủi ro và nguy hiểm đối với người lao động. Các yếu tố như tiếng ồn lớn, rơi vỡ vật liệu, va chạm, bụi bẩn… Vì vậy, việc sử dụng thiết bị bảo hộ cá nhân trong ngành xây dựng là điều cực kỳ quan trọng để bảo vệ người lao động khỏi các tai nạn không mong muốn.
Trong các công trường xây dựng, người lao động thường xuyên làm việc với các máy móc nặng, bê tông, sắt thép. Các công nhân khi làm việc trong môi trường có bụi bẩn cao hoặc tiếp xúc với hóa chất độc hại sẽ cần sử dụng để bảo vệ đường hô hấp.
Trong sản xuất
Ngành sản xuất, đặc biệt là trong các nhà máy chế biến và sản xuất hàng hóa, có nhiều yếu tố nguy hiểm liên quan đến máy móc, hóa chất, vật liệu nặng và các quy trình sản xuất có thể gây hại cho người lao động.
Trong ngành sản xuất ô tô, khi công nhân làm việc với các máy móc nặng hoặc gia công kim loại, cần mũ bảo hộ, kính bảo hộ và găng tay để tránh bị thương khi tiếp xúc với các vật sắc nhọn hay nhiệt độ cao.
Trong các nhà máy hóa chất, công nhân cần sử dụng khẩu trang chống độc hoặc mặt nạ hô hấp để bảo vệ mình khỏi các hơi hóa chất độc hại hoặc khí độc trong quá trình sản xuất.
Trong y tế
Ngành y tế là một trong những ngành nghề yêu cầu mức độ bảo vệ cao đối với nhân viên làm việc, đặc biệt là trong các bệnh viện, phòng khám hoặc các cơ sở y tế có nguy cơ lây nhiễm bệnh. Các nhân viên y tế phải đối mặt với nhiều yếu tố nguy hiểm như máu, virus, vi khuẩn gây bệnh… Do đó, thiết bị bảo hộ cá nhân trong y tế không chỉ giúp bảo vệ sức khỏe của các nhân viên mà còn ngăn ngừa việc lây nhiễm bệnh.
Trong các bệnh viện hoặc phòng khám, các bác sĩ, y tá và nhân viên y tế cần sử dụng khẩu trang y tế, găng tay, kính bảo hộ để bảo vệ mình khỏi các tác nhân gây bệnh khi làm việc với bệnh nhân có các bệnh truyền nhiễm.
Các nhân viên phẫu thuật hoặc chăm sóc bệnh nhân cần mặc áo choàng bảo hộ để tránh nhiễm khuẩn hoặc lây nhiễm khi tiếp xúc với các dịch thể.
Trong phòng thí nghiệm
Các phòng thí nghiệm là môi trường đặc thù nơi các nhà khoa học và kỹ sư làm việc với các chất hóa học, vật liệu dễ cháy nổ và các thiết bị máy móc có thể gây hại. Việc sử dụng các thiết bị bảo hộ cá nhân trong phòng thí nghiệm giúp bảo vệ người lao động khỏi các rủi ro tiềm ẩn.
Trong các phòng thí nghiệm hóa học, các nhà khoa học và kỹ thuật viên sử dụng kính bảo hộ, găng tay để tránh bị phỏng hoặc tiếp xúc với hóa chất nguy hiểm.
Khi thực hiện các thí nghiệm có khả năng phát sinh bụi hoặc khí độc, các thiết bị như khẩu trang, mặt nạ phòng độc giúp bảo vệ hệ hô hấp của người lao động.
Như vậy, các thiết bị bảo hộ cá nhân đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc bảo vệ người lao động khỏi các mối nguy hiểm trong môi trường làm việc. Mỗi ngành nghề có những yêu cầu riêng về bảo hộ lao động.
Với tầm quan trọng của việc bảo vệ người lao động, các sản phẩm của An Toàn Việt không chỉ đa dạng, phù hợp với mọi nhu cầu của người lao động mà còn được kiểm nghiệm khắt khe về độ bền và tính năng bảo vệ. Hãy lựa chọn An Toàn Việt để bảo vệ sức khỏe và sự an toàn cho đội ngũ lao động của bạn.
Địa chỉ : 340 Hà Huy Giáp, Khu Phố 3B, P. Thạnh Lộc, Quận 12, TP.HCM
Điện thoại: 028 2245 7878 Hotline: 0905 906 186
Email: info@antoanviet.vn Website: antoanviet.vn