Dây đai an toàn là một trong những thiết bị bảo hộ quan trọng trong công tác phòng ngừa tai nạn lao động. Việc tuân thủ các tiêu chuẩn dây đai an toàn giúp bảo vệ người lao động khỏi những nguy cơ té ngã, đồng thời đảm bảo an toàn tuyệt đối khi làm việc ở độ cao.
Cùng An Toàn Việt tìm hiểu các tiêu chuẩn và kiểm định quan trọng liên quan đến dây đai an toàn trong năm 2024.
Tiêu chuẩn dây đai an toàn
Các tiêu chuẩn về dây đai an toàn được xây dựng nhằm đảm bảo chất lượng và hiệu quả của thiết bị trong việc bảo vệ người lao động. Dưới đây là một số tiêu chuẩn quốc tế và quốc gia nổi bật mà các dây đai an toàn cần tuân thủ:
Nhập khẩu dây đai an toàn cần tuân thủ quy định pháp luật
Tiêu chuẩn EN 361
Tiêu chuẩn EN 361 là tiêu chuẩn châu Âu quy định về yêu cầu đối với dây đai an toàn bảo vệ người lao động khỏi nguy cơ té ngã khi làm việc ở độ cao. Dây đai an toàn đạt tiêu chuẩn EN 361 phải đảm bảo khả năng chịu lực lớn, có cấu tạo chắc chắn và đảm bảo sự thoải mái cho người sử dụng trong quá trình làm việc.
Ngoài ra, tiêu chuẩn này còn yêu cầu dây đai an toàn phải có các điểm móc treo được thiết kế để người lao động có thể dễ dàng sử dụng mà vẫn đảm bảo an toàn.
Tiêu chuẩn OSHA 1926.502
Tiêu chuẩn OSHA 1926.502 là quy định của Hoa Kỳ, liên quan đến việc sử dụng hệ thống dây đai an toàn trong môi trường làm việc trên cao. Dây đai an toàn phải đáp ứng các yêu cầu về độ bền, khả năng chịu lực và các điểm kết nối chắc chắn để đảm bảo an toàn cho người lao động.
QCVN 23:2014/BLĐTBXH
Tiêu chuẩn QCVN 23:2014/BLĐTBXH là quy chuẩn Việt Nam về thiết bị bảo vệ lao động, trong đó có quy định rõ về các yêu cầu đối với dây đai an toàn. Tiêu chuẩn này yêu cầu dây đai an toàn phải được sản xuất từ các vật liệu chịu lực cao, có thể chống lại các tác động mạnh và có khả năng chịu được lực kéo, giật đột ngột.
Các tiêu chuẩn của dây đai an toàn tại Việt Nam
Tại Việt Nam, các tiêu chuẩn của dây đai được đặt ra với mục đích bảo vệ người lao động khỏi nguy cơ té ngã khi làm việc trên cao. Một số tiêu chuẩn phổ biến có thể kể đến như:
TCVN 2298:1978
TCVN 2298:197 đưa ra những quy định chặt chẽ về dây đai an toàn, bao gồm việc sử dụng vật liệu bền chắc, đảm bảo không hư hỏng khi sử dụng trong điều kiện bình thường.
Thiết kế của dây đai phải đáp ứng các tiêu chuẩn về độ bền cơ học, trải qua các bài kiểm tra nghiêm ngặt từ độ bền kéo đến khả năng chịu mài mòn. Tiêu chuẩn này được áp dụng rộng rãi cho các công việc trên cao như xây dựng, lắp đặt công trình và bảo dưỡng các kết cấu lớn, giúp đảm bảo an toàn tối đa cho người lao động.
TCVN 7802-1:2007
Tiêu chuẩn TCVN 7802-1:2007 quy định các yêu cầu chi tiết đối với dây đai an toàn toàn thân trong hệ thống chống rơi ngã. Cấu trúc của dây đai phải bao gồm đầy đủ các thành phần như đai lưng, dây vai, dây đùi, các điểm neo để đảm bảo an toàn tối đa.
Dây đai phải chịu được tải trọng lớn, đảm bảo khả năng chịu lực trong các tình huống rơi ngã khẩn cấp. Các thiết bị phụ trợ đi kèm như khóa hay móc cài đều cần được thiết kế để tự động khóa chắc chắn. Bên cạnh đó, dây đai còn được thử nghiệm trong các điều kiện khác nhau bao gồm tác động của rơi tự do, khả năng chống chịu với hóa chất, tia UV.
Quy định về tiêu chuẩn kỹ thuật dây đai an toàn
Dây đai an toàn cần đảm bảo chất lượng
Các tiêu chuẩn kỹ thuật dây đai an toàn tại Việt Nam không chỉ dựa trên các tiêu chuẩn quốc tế mà còn được điều chỉnh phù hợp với điều kiện và yêu cầu của môi trường lao động trong nước.
Quy định về việc sử dụng dây đai an toàn
Việc sử dụng dây đai an toàn phải tuân thủ các quy định của pháp luật về an toàn lao động. Các quy định bao gồm:
Đầu tiên, dây đai an toàn phải được sản xuất từ vật liệu chịu lực và có độ bền cao như Polyester, Nylon,... Bạn nên chọn mua những sản phẩm có giấy chứng nhận chất lượng an toàn để yên tâm hơn về chất lượng.
Tiếp đó, vì dây đai an toàn có nhiều phân loại, hướng đến nhiều tính chất và độ cao làm việc khác nhau. Bạn cần phải hiểu về nhu cầu sử dụng của mình, từ đó lựa chọn được mẫu dây đai phù hợp nhất.
Và trước khi sử dụng cần phải kiểm tra chất lượng, độ bền và dây kéo của dây đai an toàn để đảm bảo không bị hỏng hóc.
Cuối cùng, người lao động cần được tham gia các buổi huấn luyện hướng dẫn cách sử dụng dây đai an toàn đúng cách, tránh những tai nạn nguy hiểm có thể xảy ra.
Các quy định về dây an toàn trong thi công công trình
Trong các công trình thi công, việc sử dụng dây đai an toàn là bắt buộc để đảm bảo an toàn cho công nhân khi làm việc ở độ cao. Các quy định liên quan đến dây an toàn trong thi công công trình bao gồm:
Các công nhân làm việc ở độ cao từ 2m trở lên phải sử dụng dây đai an toàn để bảo vệ bản thân khỏi nguy cơ rơi hoặc té ngã.
Dây đai phải được kết nối với điểm móc an toàn hoặc hệ thống bảo vệ đã được kiểm tra. Các điểm móc phải có độ bền và khả năng chịu lực tối thiểu theo quy định.
Dây đai an toàn phải có đủ các yếu tố bảo vệ như khóa cài, dây kéo, thắt lưng và các bộ phận khác giúp hỗ trợ di chuyển dễ dàng, cũng như đảm bảo an toàn cho người sử dụng.
Người dùng nên kiểm tra và bảo dưỡng định kỳ để chắc chắn dây đai không bị hư hỏng, nếu phát hiện dây đai bị rách, hư hỏng bạn cần thay mới ngay để tránh rủi ro khi lao động.
Các biện pháp an toàn khi làm việc trên cao
Người lao động cần biết sử dụng dây đai an toàn đúng cách
Làm việc trên cao luôn tiềm ẩn nguy cơ té ngã và các tai nạn lao động nghiêm trọng. Dưới đây là một số biện pháp an toàn khi làm việc trên cao:
Người lao động cần luôn sử dụng dây đai an toàn khi làm việc ở độ cao, đảm bảo dây đai được gắn kết đúng vị trí và sử dụng đầy đủ các bộ phận bảo vệ.
Ngoài dây đai an toàn, bạn nên có thêm hệ thống bảo vệ như lan can, rào chắn, dây an toàn cố định ở các khu vực làm việc trên cao để giảm thiểu nguy cơ rơi.
Trước khi làm việc, bạn cần kiểm tra các giàn giáo, thang và thiết bị hỗ trợ trước khi sử dụng để giữ ổn định trong suốt quá trình làm việc.
Doanh nghiệp cần tổ chức các khóa huấn luyện về an toàn lao động cho người làm việc trên cao như cách sử dụng dây đai an toàn, quy trình làm việc an toàn và cách xử lý tình huống khẩn cấp nếu có tình trạng nguy hiểm.
Người lao động không nên làm việc trên cao trong điều kiện thời tiết xấu như mưa, gió mạnh hoặc sương mù để tránh giảm tầm nhìn, tăng nguy cơ tai nạn.
Quy trình kiểm định dây đai an toàn
Cần kiểm tra tổng quát chất lượng của dây đai an toàn
Kiểm định dây đai an toàn là quá trình xác minh chất lượng và tính an toàn của thiết bị bảo vệ này trước khi đưa vào sử dụng. Quy trình kiểm định dây đai an toàn bao gồm các bước sau:
Trước hết, dây đai an toàn cần được đưa vào kiểm tra tình trạng tổng thể, từ các bộ phận như khóa cài, móc treo và dây kéo đều chắc chắn, không có dấu hiệu hư hỏng, rách hoặc mài mòn.
Bước tiếp theo là sẽ kiểm tra từng chi tiết về chất liệu phải có khả năng chống mài mòn, chịu tải trọng tối thiểu theo tiêu chuẩn. Sau đó, sẽ kiểm tra tính năng, có nhiều bài kiểm tra vô cùng khắc nghiệt như có thể kéo để biết khả năng chịu lực và khả năng co dãn tính linh hoạt của dây đai.
Sau khi kiểm định, dây đai an toàn đạt yêu cầu sẽ được cấp giấy chứng nhận chất lượng và an toàn, có giá trị sử dụng trong một thời gian nhất định.
Thời hạn kiểm định dây đai an toàn
Dây đai an toàn cần được kiểm định định kỳ để đảm bảo tính an toàn và chất lượng trong suốt thời gian sử dụng. Thông thường, thời hạn kiểm định dây đai an toàn là 12 tháng kể từ lần kiểm định gần nhất. Tuy nhiên, nếu thiết bị bị hư hỏng, có dấu hiệu bị mài mòn, cần thực hiện kiểm định lại ngay lập tức.
Thời gian kiểm định có thể thay đổi tùy thuộc vào yêu cầu của từng công ty hoặc quy định của các cơ quan chức năng, nhưng việc tuân thủ thời gian kiểm định định kỳ là rất quan trọng để đảm bảo an toàn cho người lao động.
Giấy phép kiểm định dây an toàn
Giấy phép kiểm định dây an toàn là chứng nhận do các cơ quan có thẩm quyền cấp sau khi dây đai an toàn đã được kiểm tra và đạt yêu cầu về chất lượng. Giấy phép này là minh chứng cho việc dây đai an toàn đáp ứng các tiêu chuẩn kỹ thuật và an toàn. Các cơ quan cấp giấy phép kiểm định thường là những tổ chức, đơn vị chuyên nghiệp trong lĩnh vực kiểm tra và chứng nhận thiết bị bảo hộ lao động.
Giấy phép kiểm định cần được cập nhật định kỳ và luôn có sẵn để chứng minh sự tuân thủ các quy định về an toàn lao động của doanh nghiệp.
Qua bài viết này, An Toàn Việt hy vọng bạn đã nắm rõ các tiêu chuẩn và quy trình kiểm định dây đai an toàn, giúp bạn đảm bảo an toàn lao động tối đa khi làm việc trên cao.
Địa chỉ : 340 Hà Huy Giáp, Khu Phố 3B, P. Thạnh Lộc, Quận 12, TP.HCM
Điện thoại: 028 2245 7878 Hotline: 0905 906 186
Email: info@antoanviet.vn Website: antoanviet.vn