Tĩnh Điện Là Gì? Nguyên Nhân, Tác Hại, Biện Pháp Phòng Chống Tĩnh Điện

Tĩnh điện là hiện tượng quen thuộc, thường xuất hiện trong đời sống nhưng cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro. Từ những cú sốc nhỏ gây khó chịu cho con người đến nguy cơ hỏng hóc máy móc, cháy nổ trong môi trường lao động, tĩnh điện có thể gây ra những hậu quả nghiêm trọng. 

Vậy tĩnh điện là gì và nguyên nhân nào gây ra hiện tượng này, làm sao để phòng chống hiệu quả? Cùng tìm An Toàn Việt tìm hiểu chi tiết qua bài viết dưới đây.

Tĩnh điện là gì?

tĩnh điện là gì

Tĩnh điện là hiện tượng phổ biến trong đời sống

Tĩnh điện là hiện tượng tích tụ điện tích trên bề mặt của vật liệu, cơ thể con người khi hai vật liệu khác nhau tiếp xúc và sau đó tách rời. Quá trình này tạo ra sự chênh lệch điện tích, dẫn đến sự xuất hiện của tĩnh điện. Đây là một hiện tượng vật lý phổ biến trong đời sống và sản xuất công nghiệp.

Tĩnh điện thường xảy ra trong môi trường có nhiệt độ thấp, đặc biệt vào mùa đông hoặc không gian sử dụng máy lạnh.

Nguyên nhân gây ra tĩnh điện

tĩnh điện là gì

Tĩnh điện xuất hiện khi ma sát hai vật với nhau

Tĩnh điện có thể được hình thành bởi nhiều nguyên nhân khác nhau, bao gồm:

Khi hai vật liệu ma sát và tiếp xúc với nhau rồi tách rời, sự chuyển đổi điện tích sẽ xảy ra, dẫn đến hiện tượng tích tụ tĩnh điện. 

Ngoài ra, môi trường khô ráo cũng là một yếu tố quan trọng gây ra nhiễm tĩnh điện, vì độ ẩm thấp khiến không có đủ hơi nước để dẫn điện và phân tán điện tích. 

Bên cạnh đó, các vật liệu cách điện như nhựa và cao su, do không dẫn điện nên càng tạo điều kiện thuận lợi cho sự tích tụ tĩnh điện.

Tác hại của tĩnh điện

tĩnh điện là gì

Tĩnh điện gây nhiều tác hại đến con người và sản xuất công nghiệp

Tĩnh điện gây ra nhiều tác hại gây ảnh hưởng đến con người cũng như thiệt hại lớn trong sản xuất công nghiệp, có thể kể đến như:

Đối với con người

Tĩnh điện có thể gây ra những khó chịu nhỏ như cảm giác giật nhẹ khi chạm vào đồ vật. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, nó có thể dẫn đến hậu quả nghiêm trọng hơn.

Đầu tiền là hiện tượng sốc tĩnh điện, người bị sốc tĩnh điện sẽ có dấu hiệu bị châm chích hoặc co giật cơ, dù không gây tử vong, nhưng các cú sốc tĩnh điện đột ngột mang lại nguy hiểm, làm mất tập trung hoặc phản ứng không kiểm soát.

Hơn nữa, tĩnh điện có thể gây hại đến sức khỏe của người lao động. Khi làm việc trong môi trường làm việc, tiếp xúc lâu dài với tĩnh điện có thể gây mệt mỏi, đau đầu hoặc các vấn đề về thần kinh.

Đối với sản xuất công nghiệp 

Trong các ngành công nghệ, tĩnh điên là nguyên nhân chính gây ra hư hại đến các linh kiện điện tử. Do sự phóng điện, các linh kiện dễ giảm tuổi thọ nhanh chóng, dẫn đến tổn thất lớn cho doanh nghiệp. 

Bên cạnh đó, cần cẩn thận với tĩnh điện khi làm việc trong môi trường hóa chất. Với tính chất dễ cháy của khí gas, tĩnh điện có thể trở thành nguồn gây ra cháy nổ nguy hiểm, ảnh hưởng trực tiếp đến tính mạng và tài sản. 

Hơn nữa, hiện tượng tĩnh điện cũng làm gián đoạn quy trình sản xuất, gây hỏng hóc thiết bị, tăng chi phí bảo trì,  ảnh hưởng đến hiệu quả và lợi nhuận của doanh nghiệp.

Đối với các ngành công nghiệp khác

Trong ngành sản xuất vải và dệt may, tĩnh điện có thể làm cho vải bị cuộn lại hoặc rối vải. Lúc may sẽ khó khăn hơn, nhất là những công đoạn cần độ chính xác cao, mà chất lượng sản phẩm nhận về cũng bị ảnh hưởng.

Điển hình như trong ngành dược phẩm và phòng sạch, tĩnh điện có thể hút các hạt bụi trong không khí, bụi tĩnh điện sẽ bám vào sản phẩm cũng như thiết bị, gây ra nhiễm bẩn sản phẩm.

Đối với ngành ô tô, tĩnh điện gây ra khó khăn trong quá trình sơn xe, bởi vì nó dễ làm bụi bám vào bề mặt, khiến lớp sơn không đều. Hơn nữa, tĩnh điện còn dễ gây hỏng các bộ phận điện tử và cảm biến bên trong, làm giảm độ bền của hệ thống xe ô tô.

Ứng dụng của tĩnh điện trong cách ngành công nghiệp

Tĩnh điện không chỉ gây nguy hiểm mà còn có nhiều ứng dụng quan trọng trong các ngành công nghiệp. Dưới đây là một số ứng dụng điển hình:

Ngành sơn tĩnh điện

Sơn tĩnh điện là một công nghệ sơn tiên tiến, sử dụng nguyên lý tĩnh điện để tạo ra sự bám dính giữa lớp sơn và bề mặt kim loại. Với quá trình sơn tĩnh điện, sơn được mang điện tích và phun đều lên bề mặt kim loại mang điện tích trái ngược.

Sơn tĩnh điện được áp dụng trong sản xuất các sản phẩm bảo hộ lao động như mũ bảo hộ, kính bảo hộ, giày bảo hộ. Cách sơn này không chỉ giúp lớp sơn bám chắc, bền màu, chống rỉ sét tốt mà còn giảm thiểu lượng chất thải sơn tốt hơn các phương pháp sơn khác.

Ngành in ấn

Tĩnh điện trong ngành in giúp hút mực lên giấy một cách chính xác, tạo ra các bản in sắc nét với độ phân giải cao. Công nghệ này không chỉ tiết kiệm mực, phù hợp với nhiều loại vật liệu và còn thân thiện với môi trường. 

Công nghệ in tĩnh điện thường được sử dụng để tạo ra các logo, chữ trên quần áo bảo hộ, áo phản quang. Nhờ khả năng hút mực chính xác, kỹ thuật in tĩnh điện tạo ra các chi tiết rõ nét, tăng độ thẩm mỹ và chuyên nghiệp hơn doanh nghiệp. So với phương pháp in truyền thống, in tĩnh điện giảm thiểu tình trạng mờ nhòe, đảm bảo chất lượng in ổn định.

Ngành dệt

Tĩnh điện có thể ứng dụng trong ngành dệt để loại bỏ bụi trên sợi vải, thành phẩm là vải sạch hơn trước khi bước vào các công đoạn tiếp theo. Bước làm sạch vải rất quan trọng để làm ra quần áo bảo hộ chống tĩnh điện, từ đó sản phẩm sẽ được dùng trong các ngành yêu cầu tiêu chuẩn vệ sinh như y tế hay phòng sạch.

Ngoài ra, tĩnh điện còn giúp làm mượt vải, loại bỏ các tạp chất bên trên bề mặt. Sau khi được xử lý, các công việc gia công tiếp theo như dệt hay nhuộm, in họa tiết cũng trở nên dễ dàng, sắc nét hơn. 

Ngành xử lý bụi

Trong các nhà máy sản xuất, tĩnh điện được sử dụng để hút giữ lại các hạt bụi mịn, có khả năng lọc không khí. Hệ thống lọc bụi tĩnh điện sử dụng điện trường để ion hóa và hút các hạt bụi vào tấm thu, loại bỏ đến 99% bụi mịn, kể cả hạt siêu nhỏ. 

Công nghệ này giúp giảm nguy cơ bệnh đường hô hấp, bảo vệ sức khỏe người lao động khi làm việc trong môi trường ô nhiễm cao như chế biến gỗ, xi măng,... 

Để bảo vệ sức khỏe của bản thân, người lao động nên trang bị khẩu trang, kính bảo hộ hoặc mặt nạ phòng độc để bảo đảm an toàn, tránh tiếp xúc với bụi mịn, hóa chất độc hại.

Ngành thực phẩm

Trong quy trình đóng gói thực phẩm, tĩnh điện giúp loại bỏ bụi, làm sạch bao bì trước khi niêm phong, từ đó kéo dài thời hạn sử dụng sản phẩm, đặc biệt quan trọng với thực phẩm tươi.

Ngoài ra, công nghệ tĩnh điện còn hỗ trợ trong việc giữ cho các lớp bao bì dính chặt vào nhau mà không cần sử dụng keo, vừa tăng tính thẩm mỹ mà lại không gây hại đến môi trường.

Tĩnh điện mang lại nhiều lợi ích trong ngành thực phẩm, tuy nhiên công nhân còn trang bị thêm găng tay, nón trùm tóc và giày chống trượt để đảm bảo an toàn lao động cũng như giữ vệ sinh cho sản phẩm.

Ngành sản xuất giấy

Tĩnh điện còn góp phần trong sản xuất giấy, công nghệ này hút và giữ những bụi giấy dư thừa, giúp bề mặt giấy sạch hơn. Đồng thời, tĩnh điện hỗ trợ kiểm soát các sợi giấy trên dây chuyền, giúp giấy không bị lệch, gấp. 

Trong quá trình xử lý bề mặt, tĩnh điện đảm bảo mực và hóa chất phủ đều, mang lại sản phẩm giấy chất lượng với tính thẩm mỹ vượt trội.

Biện pháp kiểm soát tĩnh điện trong lao động

tĩnh điện

Sử dụng thiết bị bảo hộ chống tĩnh điện

Để giảm thiểu tác hại của tĩnh điện, các biện pháp kiểm soát và phòng tránh tĩnh điện trong lao động là rất cần thiết. An Toàn Việt gợi ý cho bạn một số biện pháp phổ biến:

Giày chống tĩnh điện

Giày chống tĩnh điện được làm từ chất liệu chống tĩnh điện, giúp triệt tiêu tĩnh điện từ cơ thể người và từ đó giảm thiểu nguy cơ phát sinh bụi trong môi trường làm việc, đặc biệt là trong môi trường phòng sạch. 

Với phần đế dẫn điện, giày giúp tiêu tan tĩnh điện từ cơ thể xuống mặt đất, giảm nguy cơ cháy nổ. Thiết kế giày đảm bảo nhẹ nhàng, thoải mái, dễ di chuyển và ngăn ngừa tích tụ tĩnh điện, bảo vệ người lao động khỏi nguy cơ tĩnh điện nguy hiểm.

Găng tay chống tĩnh điện

Găng tay chống tĩnh điện không chỉ giúp bảo vệ tay người lao động khỏi bị giật tĩnh điện mà còn đảm bảo được độ bám, hỗ trợ người dùng thực hiện các thao tác chính xác, an toàn hơn. 

Được sản xuất từ các vật liệu dẫn điện như PVC, Carbon, Polyester giúp ngăn ngừa sự tích tụ tĩnh điện. Găng tay có nhiều kiểu dáng, độ dài khác nhau, phù hợp với nhiều môi trường làm việc như điện tử, y tế, dệt may, thợ điện,...

Quần áo chống tĩnh điện

Quần áo chống tĩnh điện được làm từ vải chứa sợi dẫn điện, Polyester hoặc Nylon. Với khả năng phân tán tĩnh điện một cách hiệu quả, không cho điện tích tích tụ trên cơ thể người. 

Đặc biệt, quần áo chống tĩnh điện được thiết kế vô cùng thoải mái, cùng các đường chỉ chắc chắn, yên tâm hơn khi làm việc. Sản phẩm thường được sử dụng trong các môi trường yêu cầu kiểm soát tĩnh điện như lắp ráp linh kiện điện tử hoặc làm việc trong phòng sạch.

Qua bài viết, An Toàn Việt mong rằng bạn đã hiểu rõ hơn về tĩnh điện và các biện pháp phòng chống hiệu quả, từ đó góp phần bảo vệ sức khỏe cho bản thân cũng như gia đình một cách tốt nhất.

CÔNG TY TNHH BẢO HỘ LAO ĐỘNG AN TOÀN VIỆT
Địa chỉ : 340 Hà Huy Giáp, Khu Phố 3B, P. Thạnh Lộc, Quận 12, TP.HCM
Điện thoại: 028 2245 7878 Hotline: 0905 906 186
Email: info@antoanviet.vn Website: antoanviet.vn

Đang xem: Tĩnh Điện Là Gì? Nguyên Nhân, Tác Hại, Biện Pháp Phòng Chống Tĩnh Điện